Page 63 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 63

e) Chủ động và thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công việc

                     với cấp trên; khi gặp khó khăn, vướng mắc cần báo cáo để xin ý kiến giải quyết

                     của cấp trên.

                     g) Khi được cấp trên khen hoặc đánh giá tốt, cần cảm ơn và cố gắng nỗ lực để

                     đạt kết quả cao hơn; nếu công việc do nhiều người cùng hoàn thành tốt, hãy

                     chia sẻ lời khen của cấp trên cho đồng nghiệp.

                     h) Khi có sai sót trong công việc, bị cấp trên phê bình, nhắc nhở, không nên vội

                     vàng đẩy trách nhiệm cho người khác, hãy tìm cách nhanh chóng khắc phục

                     hậu quả và cố gắng không để tái diễn lần sau.

                     i) Học hỏi nghị lực, sự quyết đoán, kỹ năng và phong cách lãnh đạo, tổ chức,

                     điều hành bộ phận, đơn vị của cấp trên để nhanh tiến bộ; nhận biết hạn chế của

                     cấp trên để rút kinh nghiệm cho bản thân.

                     k) Ứng xử đúng mực với cấp trên, phân biệt rạch ròi quan hệ công tư trong khi

                     làm việc.

                     * Một số lỗi thường gặp khi giao tiếp, ứng xử cấp với cấp trên:

                     -     Coi cấp trên là người hoàn toàn nắm vận mệnh mình, là chiếc thang để

                     mình lên đến đỉnh cao của sự thành đạt, rồi nịnh nọt cấp trên hay ngược lại chỉ

                     coi họ là người lãnh đạo thuần túy, ngoài công tác ra không liên quan gì đến


                     mình, kính trọng nhưng xa lạ, hoặc cảm thấy học vấn của họ thấp hơn mình rồi
                     coi thường, thiếu tôn trọng chức quyền của cấp trên.


                     -     Cho rằng mọi công việc do cấp trên quyết định, nên e dè, sợ sệt cấp trên
                     hoặc sùng bái cấp trên quá mức.


                     -     Khi báo cáo công việc, nội dung truyền đạt không rõ ràng, thông tin thiếu
                     chính xác làm cho cấp trên mất lòng tin với cấp dưới.


                     -     Báo cáo vượt cấp hoặc báo cáo cấp trên những việc vụn vặt không cần

                     thiết.

                     -     Thường xuyên báo cáo khó khăn, nói xấu người khác với cấp trên.

                     -     Giao tiếp kiểu “xuề xòa” trong nhà ngoài ngõ, không tuân thủ nguyên tắc

                     giao tiếp của cơ quan, đơn vị.

                     3.2.2. Kỹ năng giao tiếp với cấp dưới:
                                                                                                          56
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68