Page 64 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 64

* Yêu cầu chung khi giao tiếp với cấp dưới:

                     -     Cấp trên cần gương mẫu trong việc thực hiện các chuẩn mực về văn hóa

                     công sở nói chung, văn hóa giao tiếp, ứng xử nói riêng, tạo dựng hình ảnh tốt

                     đẹp để cấp dưới tin tưởng, tự hào, tôn trọng. Khi đơn vị có thành tích tốt, cấp

                     trên cần chia sẻ và cảm ơn sự nỗ lực và những đóng góp của tập thể người lao

                     động.

                     -     Trong quá trình điều hành công việc, nếu có sai sót hoặc nhân viên dưới

                     quyền sai sót, cấp trên cần nghiêm túc nhận trách nhiệm, đồng thời nghiên cứu,

                     tìm cách khắc phục hậu quả và ngăn ngừa tái diễn.

                     -     Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới khi họ báo cáo công việc hoặc

                     đề xuất, tham mưu, đóng góp những ý tưởng tốt cho sự phát triển của bộ phận,

                     đơn vị, cơ quan.Tin tưởng và biết cách phát huy những điểm mạnh của cấp dưới

                     (dùng người như dùng mộc); phân công công việc phải dựa trên nguyên tắc:

                     Đúng chức trách, đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực và sở trường của

                     từng người.

                     -     Phân biệt giữa đánh giá kết quả công việc và đánh giá bản chất con người;

                     khen, chê, động viên kịp thời và phù hợp với từng đối tượng; hạn chế phê bình

                     sai sót của một nhân viên ở chỗ đông người.

                     -     Quan tâm và tạo cơ hội cho cấp dưới được đào tạo và phát triển; khuyến

                     khích những nhân viên luôn nỗ lực, cố gắng và có ý thức vươn lên trong công


                     việc; Chia sẻ, thấu hiểu khó khăn và những cố gắng của cấp dưới; cùng tập thể
                     tìm cách giúp đỡ nhân viên khi họ gặp khó khăn.


                     -     Tìm hiểu cấp dưới về mọi mặt như: phẩm chất, năng lực, tình cảm, tính
                     cách để giao việc cho phù hợp với khả năng của cấp dưới.


                     -     Khi giao tiếp, trao đổi thông tin với cấp dưới, cấp trên nên và phải giải

                     thích chi tiết về các vấn đề, đôi khi dừng lại hỏi nhân viên cấp dưới xem họ suy

                     nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó.

                     -     Nhìn nhận cấp dưới một cách khách quan, trung thực, cụ thể nhưng toàn

                     diện, phải hết sức công bằng, không nhìn nhận cấp dưới một cách hời hợt và

                     chủ quan dẫn đến có những cách nói năng thiếu tôn trọng.
                                                                                                          57
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69