Page 61 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 61
Ví dụ: Khi người bệnh đến khám hoặc điều trị, họ mong xác định được
bệnh và nếu có bệnh, sẽ được điều trị. Khi thăm khám và chữa trị, các y bác sĩ
cũng mong muốn tìm ra bệnh và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Để làm được
việc đó, các bác sĩ phải có chuyên môn sâu, có sự nỗ lực cao, đồng thời ngừơi
bệnh cũng phải nỗ lực, cố gắng, hợp tác với y bác sĩ và phải đóng viện phí để
chi trả cho công việc khám, chữa bệnh.
3.1.6. Thẩm mỹ hành vi:
Nguyên tắc này đòi hỏi các hành vi giao tiếp không chỉ cần dừng ở mức
đúng mà còn phải đẹp. Lấy ví dụ, thay vì chỉ tay vào một ai đó để giới thiệu
làm quen thì nên dùng cả bàn tay chụm, hơi chúc xuống, hướng về phía người
được kể đến. Thay vì dùng lời lẽ thô tục để quát mắng nhân viên dưới quyền,
người lãnh đạo có thể sử dụng sự nghiêm khắc để phê bình, nhắc nhở.
Liên hệ nguyên tắc này vào ngành y, có thể thấy, hiện nay nhiều y bác sĩ
tận tình cứu chữa bệnh nhân, nhưng do sức ép công việc, một số người luôn có
vẻ mặt lạnh lùng, cau có, lời nói cộc lốc, trịnh thượng, làm mất hình ảnh đẹp
của người Thầy thuốc. Tính thẩm mỹ trong giao tiếp, ứng xử đòi hỏi chúng ta
phải chú ý đến từng chi tiết, từ lời nói, ngôn từ chau chuốt đến động tác tay,
chân; từ trang phục đến thái độ, cử chỉ…để khi giao tiếp với ai, hình ảnh của
chúng ta cũng luôn được nhìn nhận theo hướng tốt đẹp.
3.1.7. Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý:
Có một số vấn đề về tâm lý mà các bên tham gia giao tiếp dễ mắc phải
như tâm lý chủ quan, độc quyền, gây khó dễ từ phía cán bộ, công chức và tâm
lý e ngại, lo sợ bị gây khó khăn, tặc lưỡi cho xong, mình biết việc của mình
thôi… từ phía công dân.
Trong ngành y, yếu tố tâm, sinh lý ảnh hưởng nhiều đến hành vi ứng xử
của con người. Thông thường, khi đau yếu, con người thường khó chịu, gắt
54