Page 60 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 60

Ví dụ 2: Khi người mẹ sinh nở mẹ tròn con vuông, các y, bác sĩ thường

                     vui vẻ chúc mừng gia đình, âu yếm cháu bé. Khi gia đình có người mất trong

                     bệnh viện, các y, bác sĩ thường nói lời chia buồn, bày tỏ sự tiếc thương…

                     3.1.4. Tin cậy:

                            Làm cho bên kia tin cậy mình và tìm kiếm các dấu hiệu để có cơ sở tin

                     cậy ở họ là một nỗ lực cần thiết cho phép quá trình giao tiếp diễn ra một cách

                     có nền tảng, có hiệu quả lâu dài.

                            Dân gian có câu “Quen sợ dạ, lạ sợ y”. Khi giao tiếp với người lạ, cách

                     đi đứng, nói năng, trang phục của đối tượng giao tiếp lúc mới gặp có vai trò

                     quan trọng đối với việc định hình ý niệm ban đầu về người cùng giao tiếp.

                            Cán bộ, viên chức trong các cơ sở y tế có thể tạo nên sự tin cậy với lãnh

                     đạo, đồng nghiệp, bệnh nhân khi tiếp xúc, giải quyết công việc thông qua việc

                     đúng hẹn; chuẩn bị thông tin, văn bản, hồ sơ liên quan một cách đầy đủ, khoa

                     học; viện dẫn các văn bản hoặc chứng cứ chính thức khi giải thích, thuyết

                     phục…Đặc biệt, với người bệnh, sự tin cậy phụ thuộc vào lời nói của các y, bác

                     sĩ khi nhận định về bệnh và giải thích cách chữa trị.


                     3.1.5. Cộng tác - Hài hòa lợi ích:
                           Thái độ cộng tác từ hai bên dựa trên nguyên lý Thắng-Thắng (win-win) là


                     nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp. Trong thời đại hiện nay, do tác động của
                     công nghệ thông tin và sự phát triển về dân trí, giao tiếp công vụ còn phải hướng


                     tới sự hài hòa lợi ích của các bên để đảm bảo phát triển lâu dài. Đó là thỏa mãn
                     lợi ích của cán bộ, công chức - công dân, doanh nghiệp và cộng đồng nói chung.


                           Trong các cơ sở y tế, nguyên tắc này đòi hỏi quan hệ giữa cán bộ y tế với
                     nhau, giữa cán bộ y tế với người bệnh cần được ứng xử sao cho bên nào cũng


                     đạt được lợi ích hay mong đợi của mình. Điều này giúp chúng ta luôn chú ý tìm

                     hiểu mong đợi của đối tượng giao tiếp, cố gắng đáp ứng một phần hoặc toàn bộ

                     mong đợi đó, đồng thời cũng phải vì lợi ích của cơ quan mình. Nếu chỉ vì lợi

                     ích của mình mà không chú ý đến lợi ích của người khác thì cho dù vậy, đây

                     vẫn là ứng xử thiếu văn hóa.



                                                                                                          53
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65