Page 59 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 59

dụng các từ ngữ phù hợp với lứa tuổi, vị thế và quan hệ trong công việc…Với

                     người cao tuổi hoặc có trọng trách cao hơn, tôn trọng cần được thể hiện như là

                     sự kính trọng; đối với người ngang bằng mình, tôn trọng là thái độ đúng mực,

                     thân tình; với người trẻ hơn, nhỏ hơn, tôn trọng cần được thể hiện qua thái độ

                     quan tâm, nhẹ nhàng, khuyến khích. Sự có mặt đúng như lời hứa, ngôn ngữ

                     giao tiếp đề cao nhân thân của bên kia (ví dụ: gọi tên, gọi đầy đủ tên và chức

                     vị, đánh giá vấn đề thay vì quy chụp về con người…), điệu bộ cử chỉ phù hợp

                     (trang phục, dáng điệu khi đi đứng) đều là những cách để thể hiện sự tôn trọng

                     đối với người khác, đông thời cũng là tôn trọng chính mình.

                     3.1.2. Bình đẳng:

                           Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đó là quyền được được sống,

                     được lao động, học tập, được khám và chữa bệnh…Vì thế, khi giao tiếp, chúng

                     ta cần tôn trọng sự bình đẳng, tránh xúc phạm và làm tổn thương đến đối tượng

                     giao tiếp.

                           Thực hiện nguyên tắc này, cán bộ y tế không được phân biệt bệnh nhân

                     qua thân phận. Nếu thấy người bệnh là chúng ta có trách nhiệm cứu chữa. Tất

                     nhiên, người bệnh có trách nhiệm trả phí theo mức quy định cho từng dịch vụ.

                     Vì thế các y, bác sĩ cần giải thích rõ mức phí của từng dịch vụ để bệnh nhân lựa


                     chọn. Nếu vì điều kiện khó khăn, bệnh nhân chọn dịch vụ có mức phí thấp,
                     chúng ta không được phép nói lời khinh thường họ.


                           Ví dụ: Y, bác sĩ nên nói với bệnh nhân: “Hiện nay bệnh viện có nhiều dịch
                     vụ khác nhau như…Tùy bác chọn”/ Không nên nói “Đã ít tiền còn đòi có dịch


                     vụ tốt thì lấy đâu ra?”.

                     3.1.3. Phù hợp hoàn cảnh:

                           Đây là nguyên tắc phản ảnh trực tiếp nhất bản chất của “ứng xử”. Theo

                     đó, khi gặp hoàn cảnh cụ thể, người tham gia giao tiếp phải chọn cách đối xử

                     với đối tượng giao tiếp sao cho phù hợp, đạt được mục đích của cả hai bên.

                           Ví dụ 1: Khi gặp lãnh đạo trong cơ quan, nhân viên có thể “Chào Sếp!”,

                     nhưng trong cuộc họp thì cần “ Chào Giám đốc!”, khi đi ăn trưa có thể gọi Giám

                     đốc là Anh hay Chú tùy theo tuổi tác.
                                                                                                          52
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64