Page 58 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 58
2.5. Kỹ năng sử dụng câu hỏi đóng.
Cần kết hợp linh hoạt giữa câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Sau khi đã thu
nhận đủ thông tin và người bệnh đã có thời gian trình bày về vấn đề sức khỏe
họ cần bác sĩ giúp đỡ, bác sĩ cần sử dụng các câu hỏi đóng để khẳng định thông
tin và chuyển sang vấn đề khác.
Câu hỏi đóng thường được bắt đầu bằng Có phải Anh/ chị/ bác…? và/
hoặc kết thúc bằng… đúng không?
Ví dụ:
- Triệu chứng làm bác khó chịu nhất là đau ngực trái có phải không?
- Bác nói rằng bệnh của bác diễn biến trong suốt một tuần có đúng không?
Nhiều người bệnh có xu hướng kể chuyện dài dòng lan man. Lúc này, bác
sĩ có thể sử dụng một câu khẳng định hoặc một câu hỏi đóng để ngắt lời người
bệnh một cách lịch sự, và chuyển nội dung giao tiếp theo mục đích của bác sĩ.
Ví dụ:
Người bệnh: …tôi vẫn đau nhiều, hôm qua tôi vẫn đau ở ngực trái, đau
âm ỉ, rất khó chịu. Tôi lại dùng thuốc giảm đau thì dỡ một lúc. Rồi lại đau…
Bác sĩ: Bác đã kể khá nhiều về đau ngực trái. Trong cơn đau, bác có thấy
hoa mắt chóng mặt không?
Hoặc:
Bác sĩ: Như vậy là bác có đau âm ỉ ở ngực trái trong một tuần. Bác đã đi
khám và điều trị ở đâu chưa?
3. Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp.
3.1. Nguyên tắc chung: Để đạt được hiệu quả, các hoạt động giao tiếp cần đáp
ứng một số nguyên tắc nhất định. Đó là:
3.1.1. Tôn trọng:
Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là
nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp đời thường cũng như trong quá trình thực
thi công vụ.
Có rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với đối tượng cùng giao
tiếp: đơn giản là chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt thoải mái và sử
51