Page 57 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 57
2.3. Mối liên hệ giữa giao tiếp bằng lời và không lời.
Trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của CBYT với NB và NNNB, giao
tiếp có lời và không lời không thể tách rời nhau. Luôn luôn phải có sự kết hợp
hài hòa giữa giao tiếp có lời và giao tiêp không lời để đạt hiệu quả cao nhất cho
quá trình giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Cần kết hợp giữa giao tiếp có lời và không lời phù hợp. Tránh nói một ý
nhưng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt lại thể hiện một ý khác.
Khi nghe, cần kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời và có lời phù hợp. Cần
lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả ánh mắt và trái tim.
Sau khi hỏi NB, phải dành thời gian cho NB trả lời. Không hỏi dồn dập
nhiều ý trong một câu hỏi, và không hỏi liên tục nhiều câu một lúc. Kết hợp sử
dụng ngôn ngữ không lời phù hợp để khuyến khích NB tiếp tục cung cấp thông
tin, hoặc dừng mạch nói chuyện của NB lại khi cảm thấy đã đủ lượng thông tin.
Sau khi trả lời các câu hỏi của NB, phải kiểm tra xem NB có hiểu và hài
lòng với câu trả lời của CBYT không? Kết hợp sử dụng ngôn ngữ không lời
phù hợp để tăng hiệu quả giao tiếp với NB.
2.4. Kỹ năng sử dụng câu hỏi mở.
Mở đầu cuộc giao tiếp và tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ hoặc CBYT cần sử dụng
các câu hỏi mở nhằm mục đích tạo điều kiện cho người bệnh nói về khó khăn
của bản thân và để CBYT thu thập được nhiều thông tin.
Các câu hỏi mở được dùng để hỏi về thời gian, diễn biến bệnh lý, triệu
chứng chính, mức độ nặng nhẹ, và các vấn đề liên quan.
Câu hỏi mở được bắt đầu thường bằng cụm từ: Anh/ chị/ bác hãy kể lại…?
Và hoặc kết thúc bằng… như thế nào?
Sử dụng câu hỏi mở tốt là tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh tự nói ra
những vấn đề sức khỏe của họ. Bác sĩ hỏi từng câu, và khuyến khích người
bệnh trả lời. Không hỏi gộp nhiều câu hỏi một lúc vì sẽ làm người bệnh khó trả
lời hoặc đưa ra nhiều thông tin lộn xộn.
50