Page 56 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 56
Nhìn về hướng người nói; không nói chuyện riêng, không làm việc khác
khi đang nghe. Nếu có ghi chép thì chỉ nên ghi chép nhanh, vắn tắt rồi tiếp tục
lắng nghe. Thể hiện sự cảm thông, đồng cảm với vui buồn, khó khăn của NB,
cần lắng nghe không chỉ bằng tai mà còn bằng cả trái tim.
Trong trường hợp người bệnh nói lan man dài dòng quá thì cần để cho NB
nói hết câu rồi khéo léo chuyển cuộc đối thoại dang hướng của CBYT mong
muốn.
2.2.8. Sử dụng từ tượng thanh phù hợp:
Có thể kết hợp các từ tượng thanh uhm, ah thể hiện sự đồng ý và chăm
chú lắng nghe.
2.2.9. Tiếp xúc về mặt thể chất khi thăm khám, chăm sóc:
Trước khi thăm khám, cần phải thông báo cho NB biết là CBYT sẽ tiến
hành thăm khám, chăm sóc và đề nghị NB đồng ý.
Tuyệt đối không được tiếp xúc thể chất với NB khi không được sự đồng
ý của NB.
Cần thể hiện sự tôn trọng NB và tôn trọng ý kiến của NB trong giao tiếp
và thăm khám.
2.2.10. Khoảng cách giữa CBYT và NB:
- Cần phải giữ một khoảng cách vừa phải và hợp lý giữa CBYT và NB khi
giao tiếp thông thường. Không thể hiện sự quá thân mật, hay có những cử chỉ
không lịch sự với NB.
- Khi ngồi: CBYT (bác sĩ) và NB ngồi đối diện nhau ở hai cạch bàn làm
việc. CBYT nên ngồi cách NB một khoảng cách xa hơn tầm một cánh tay
(khoảng 1m). Đây là khoảng cách an toàn, đủ để nghe và quan sát được NB,
đồng thời có thể phát hiện và tránh được những phản ứng bất lợi từ NB (nếu
có).
Trong trường hợp khó nghe, CBYT có thể ngồi lại gần NB hơn, nhưng
cần chú ý giữ khoảng cách tối thiểu là 0,25m.
49