Page 54 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 54
Các kỹ năng giao tiếp không lời cần phải được sử dụng thường xuyên và
kết hợp linh hoạt với giao tiếp có lời để tăng hiệu quả tối đa cho quá trình giao
tiếp.
2.2.1. Môi trường giao tiếp:
Địa điểm: thường là phòng bác sĩ, phòng khám hoặc phòng bệnh, thủ
thuật…
Phòng giao tiếp phải được trang bị đầy đủ về chuyên môn: bàn làm việc
của CBYT, gường NB, ghế ngồi, xe dụng cụ, tủ thuốc, bồn rửa tay…
- Đèn sáng, cửa đóng kín,
- Phòng cần được cách âm để tránh tiếng ồn.
2.2.2.Hình thức, tác phong:
Nghiêm túc nhưng dễ gần, mặc đồng phục sạch đẹp đúng quy định, không
nhàu nát và đeo biển tên đầy đủ.
- Áo Blouse trắng (hoặc kiểu dáng màu sắc phù hợp với chức danh theo quy
định) phải được là phẳng, không mặc váy quá ngắn, cổ áo quá trễ, quần áo bó
sát người.
- Móng tay cắt ngắn, tóc gọn gàng, không sơn móng tay, không nhuộm tóc
với những màu rực rỡ.
- Không trang điểm quá đậm khi tiếp xúc với NB.
- Không mang đồ trang sức quá lòe loẹt, phô trương.
2.2.3. Thái độ giao tiếp, cử chỉ, động tác:
Khi tiếp đón NB, thái độ phải lịch sự, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, hòa nhã
biểu hiện sự quan tâm, yêu thương, cảm thông, chia sẻ.
CBYT cần quan sát NB một cách kín đáo và lịch sự để tìm hiểu và phát
hiện mọi biểu hiện không lời và biểu hiện phản ứng của NB. Cần phải tập trung
quan sát để phát hiện ra những điểm không phù hợp giữa ngôn ngữ không lời
và có lời.
Sẵn sàng giúp đỡ NB:Luôn nhớ tới thông điệp: “Hãy để tôi giúp bạn
một tay”. Dù chỉ là những hành động, cử chỉ giúp đỡ rất nhỏ đối với NB như:
dìu NB từ trên xe xuống hay đơn giản là mở cửa giúp…
47