Page 23 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 23
Đứa trẻ mới sinh ra có sự thay đổi về môi trường sống, khác hẳn với môi
trường trong bụng mẹ. Trẻ đã có một số phản xạ giúp nó sống còn như phản xạ
định hướng, phản xạ bú mút… Mối quan hệ xã hội chủ yếu là với bố mẹ đặc biệt
là gắn bó với mẹ. Nếu trong giai đoạn này trẻ mất đi sự gần gũi, chăm sóc trực
tiếp của người mẹ thì trẻ sẽ rơi vào tình trạng luôn sợ sệt ám ảnh, là mầm mống
cho những rối loạn hành vi, rối nhiễu quan hệ xã hội sau này.
Đến 3 tháng tuổi, trẻ có phản ứng cười khi nhìn thấy bất kỳ ai nhưng khi
6 - 7 tháng tuổi thì trẻ đã phân biệt được người lạ, quen, đây là bước tiến quan
trọng trong sự phát triển về mặt xã hội của trẻ.
Hoạt động cảm giác: trẻ không phân biệt được bản thân với sự vật. Đây là
thời kỳ hoà mình với đồ vật, với người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ. Những biến
động trong mấy tháng đầu cứ tuần tự phát sinh theo thứ tự thành thục mà ít cần
đến sự luyện tập.
Sự phát triển của vận động: những ngày đầu, sự vận động của trẻ còn hỗn
hợp, không có sự phối hợp nhất định. Vận động của tay mới đầu là bấu, nắm
cho đến biết tự cầm, tự lấy một đồ vật nào đó chủ động hơn.
Ngôn ngữ: 2 tháng tuổi biết hóng chuyện, phát ra một số âm đơn điệu. Khi
được 6 tháng, trẻ đã có thể bập bẹ những từ cùng âm như ma ma…, khoảng 10
- 12 tháng tuổi, trẻ có thể nói được một số từ đơn giản như bà, mẹ, ba…
* Những rối nhiễu tâm lý:
Trong giai đoạn này đứa trẻ rất cần được sự yêu thương của người lớn.
Đặc biệt nhu cầu gắn bó của trẻ thời kỳ này là sự yêu thương, vuốt ve của người
mẹ. Vì vậy, chỉ cần một biểu hiện không toàn tâm, toàn ý của người mẹ là trẻ
nhận ra ngay.
Nếu ở người mẹ có những bất ổn (khó khăn về vật chất trong chăm sóc
trẻ, sinh con ngoài ý muốn…) thì sẽ gây ra cho trẻ những lệch lạc tâm lý, tạo
cho trẻ cảm giác sợ hãi, khó hình thành niềm tin, luôn tìm cách đối phó, tạo nên
nhân cách có vấn đề.
Khi không được đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ có những phản ứng như biếng
ăn, không chịu ăn với mẹ mà muốn người khác cho mình ăn, thiếu năng động,
16