Page 19 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 19
Trong quá trình hình thành nhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao lưu và
tập thể có vai trò quyết định và tạo thành những con đường cơ bản nhất. Chúng
phải được tổ chức, xây dựng theo một hướng thống nhất nhằm mục đích hình
thành nhân cách phát triển toàn diện và sáng tạo của con người.
* Giáo dục và nhân cách:
Giáo dục ảnh hưởng tự giác, chủ động, có mục đích và kế hoạch của xã
hội đến thế hệ đang lớn lên được thực hiện thông qua sự nghiệp giáo dục thế
hệ trẻ.
Trong tâm lý học, giáo dục được hiểu là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về
mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể, gia đình, nhà trường và xã hội.
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục Macxit thì giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách vì:
– Giáo dục vạch ra phương hướng và dẫn dắt sự hình thành và phát triển
nhân cách theo chiều hướng đó.
– Giáo dục có thể đem lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền hay
môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ: nếu không có khuyết tật
gì thì theo đà phát triển, đến một lúc nhất định đứa trẻ sẽ biết nói, nhưng nếu
muốn đọc sách báo thì phải học mới làm được.
– Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh hay di truyền hay do
bệnh tật đem lại cho con người. Ví dụ: những đứa trẻ mù, câm vẫn có thể học
tập theo các cách giáo dục đặc biệt.
– Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát
của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Ví dụ: giáo dục với trẻ em hư, phạm pháp…
– Giáo dục có thể giúp đứa trẻ bộc lộ năng khiếu
Các nghiên cứu về tâm lý và giáo dục hiện đại đã chứng minh: sự phát
triển tâm lý của trẻ chỉ có thể diễn ra tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy
học và giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra phương hướng và dẫn dắt sự
hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó, còn cá nhân có theo
chiều hướng đó hay không và phát triển đến mức nào thì giáo dục không quyết
định được.
12