Page 20 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 20
* Hoạt động và nhân cách:
Hoạt động của cá nhân là con đường quyết định trực tiếp đến sự hình thành
và phát triển nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân
vận động, về động lực bên trong sự phát triển hoàn thiện bản thân mình. Như
vậy hoạt động của cá nhân trở thành hoạt động tự giáo dục.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực
tiếp tới sự hình thành nhân cách. Trong hoạt động, thông qua hoạt động mà con
người trở nên can đảm hơn, quả quyết hơn và cứng rắn hơn.
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, hoạt động có tính chất
xã hội, tính chất tập thể, được hiện thực bằng những thao tác và công cụ nhất
định.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ. Hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất
xã hội, tính chất tập thể. Vì vậy, hoạt động luôn luôn gắn liền với giao lưu.
* Giao tiếp và nhân cách:
Cùng với hoạt động, giao tiếp là con đường quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người. Không thể có xã hội
nếu không có giao tiếp vì xã hội là một cộng đồng người. Đối với cá nhân, giao
tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách của họ.
C.Mác chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát
triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hay gián
tiếp với họ”. Bởi lẽ ở mỗi người đều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội -
lịch sử. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ được lĩnh hội những kinh
nghiệm để tồn tại và phát triển.
Không chỉ là điều kiện cho sự phát triển, giao tiếp còn là con đường hình
thành nhân cách con người.
Nhu cầu giao lưu là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện
sớm nhất ở con người. Việc không thoả mãn nhu cầu này sẽ gây ra những rung
động tiêu cực ở con người.
13