Page 24 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 24

kêu khóc. Trong trường hợp này thì bố mẹ hoặc thầy thuốc phải quan tâm đến

                     việc ăn uống, vệ sinh của trẻ và tìm xem trong quan hệ gia đình có gây ra vấn

                     đề gì cho bé không.

                     1.9.2.2. Tuổi nhà trẻ
                     *     Những đặc điểm tâm lý:

                           Giai đoạn này trẻ đã biết đi nên cuộc sống giảm dần mức độ phụ thuộc,

                     trẻ bắt đầu biết thể hiện rõ hơn nhu cầu của mình.

                           Trẻ rất thích bắt chước hành động sử dụng đồ vật của người lớn và thích

                     tìm tòi khám phá sự vật.
                           Về ngôn ngữ: trẻ bắt đầu biết nói một trong hệ thống nhiều từ, nói được

                     câu ngắn, cuối tuổi lên 3 trẻ đã sử dụng được khoảng 1500 từ. Đây là lứa tuổi

                     rất hiếu động, khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ tăng nhanh.

                           Đây là giai đoạn hình thành cái “tôi” (sự tự nhận thức về mình). Trong

                     mối quan hệ với người khác thì trẻ đã biết phân biệt mình với thế giới xung

                     quanh, chủ động tiếp xúc với môi trường xung quanh, với đồ chơi, với bạn bè,
                     tách dần mẹ.

                           Tư duy mang tính tự kỉ, nhìn nhận sự việc một cách chủ quan. Tư duy gắn

                     chặt với những vận động đặc biệt và với tình cảm chi phối tâm tư của bé. Ví dụ

                     như khi ngã đau lại đổ lỗi do vấp phải bàn và đánh bàn.

                     *     Những rối nhiễu tâm lý:

                           Nếu cha mẹ luôn ngăn cấm các hoạt động tìm kiếm, khám phá môi trường
                     xung quanh của trẻ thì sẽ làm cho chúng lúc nào cũng phải quan tâm đến bản

                     thân, tìm mọi cách để thực hiện đúng yêu cầu của mẹ.

                           Nếu đứa trẻ bị cha mẹ bỏ mặc, không quan tâm hoặc không thoả mãn

                     những nhu cầu cơ bản của trẻ nhỏ về ăn, mặc, bị cha mẹ đánh, không được đáp

                     ứng nhu cầu về tình cảm… thì trẻ dễ phát sinh tính hung hăng, mặc cảm, tự ti
                     và gây gổ với bạn bè cùng trang lứa; trẻ mất khả năng vui sống, hay cáu giận,

                     dễ nổi khùng. Những vấn đề về tâm lý này nếu không được cải thiện thì nó có

                     thể kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của những giai đoạn sau này và gây

                     ra những hành vi không bình thường.

                     1.9.2.3. Tuổi mẫu giáo:
                     *     Những đặc điểm tâm lý:

                                                                                                          17
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29