Page 21 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 21

Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng, B.Ph.Lômôp đã viết: “Khi chúng ta

                     nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở

                     sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà chúng ta còn phải nghiên

                     cứu xem nó giao lưu với ai và như thế nào”.

                     *     Tập thể và nhân cách:

                           Con người là một thực thể xã hội. Trong suốt cuộc đời của mình, con

                     người luôn có sự giao lưu trực tiếp với những người khác. Sự giao lưu này được

                     diễn ra trong các nhóm mà hình thức cao nhất của nhóm là tập thể. Chỉ đặt mình

                     trong một tập thể thì con người mới tự khẳng định được mình.

                           Tác động của tập thể đến nhân cách con người được thực hiện trước hết

                     trong quá trình hoạt động cùng nhau. Tập thể cho phép con người tìm thấy chỗ

                     đứng và được thử sức mình.

                           Sự tác động của tập thể giáo dục với nhân cách được thực hiện bằng dư

                     luận tập thể. Bản thân dư luận tập thể cũng được hình thành dần dần. Các hình

                     thức tác động của tập thể giáo dục đến nhân cách con người rất đa dạng. Tập

                     thể thường xuyên thay đổi và hoàn thiện, bởi vậy các phương thức tác động đến

                     nhân cách không thể ổn định được, mà luôn biến đổi.

                     1.9.  Khái quát về tâm lý lứa tuổi.


                     1.9.1. Căn cứ để phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi:
                           Sự phát triển tâm lý về phương diện cá nhân là quá trình chuyển đổi liên


                     tục từ cấp độ này sang cấp độ khác tương ứng với các giai đoạn lứa tuổi kế tiếp
                     nhau. Căn cứ vào các đặc điểm của sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, các hoạt


                     động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi mà phân chia các giai đoạn phát triển
                     tâm lý cụ thể của từng lứa tuổi như sau:


                     *     Giai đoạn tuổi sơ sinh, hài nhi:

                           Tuổi sơ sinh (0 - 2 tháng): là tuổi “ăn ngủ” phối hợp với phản xạ bẩm sinh,

                     tác động bột phát thực hiện chức năng sinh lý người.

                           Tuổi hài nhi (3 - 12 tháng): hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực

                     tiếp với cha mẹ, người lớn.


                                                                                                          14
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26