Page 106 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 106
6.2.2. Ưu điểm:
- Khả năng lựa chọn đối tượng đích GDSK cao.
- Người cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe tiếp xúc trực tiếp với người
nhận tin nên cảm nhận được thái độ của người nhận nhờ đó điều chỉnh cách
ứng xử của mình cho phù hợp.
- Có điều kiện thu nhận phản hồi trực tiếp nên có thể điều chỉnh thông điệp,
nội dung GDSK giúp người nhận tiếp nhận đúng thông tin muốn truyền đạt.
- Có thể đáp ứng nhu cầu vấn đề sức khỏe của địa phương.
- Có thể áp dụng phương pháp GDSK chủ động lôi cuốn được sự tham gia
của người nhận tin từ đó tác động mạnh hơn đến nhận thức, thái độ và kỹ năng
gải quyết vấn đề.
6.2.3. Hạn chế:
- Tốc độ bao phủ thông tin chậm, không đưa được thông tin đến nhiều người
trên diện rộng.
- Dễ bị sai lệnh thông tin, khó tạo được dư luận và tác động dây chuyền làm
chuyển đổi thái độ của người dân.
6.2.4. Các hình thứcgiáo dục sức khỏe trực tiếp:
6.2.4.1. Tổ chức buổi nói chuyện:
Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp cho đối tượng GDSK trực tiếp
được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khỏe có liên quan tới bản
thân, gia đình và cộng đồng của đối tượng. Các cuộc nói chuyện sức khỏe có
tác dụng chủ yếu là có thể làm thay đổi nhận thức và giúp đối tượng suy nghĩ
hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi. Tuy nhiên để đối tương thật sự thay
đổi được hành vi, cần phải kết hợp với nhiều biện pháp GDSK và sự hổ trợ
khác. Thông thường khi tổ chức một buổi nói chuyện GDSK, cần tiến hành
những việc làm sau đây:
- Xác định rõ chủ đề của cuộc nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ
đề nhất định
- Xác định đối tượng tham dự, thông báo trước ngày giờ, địa điểm để đối
tượng chuẩn bị tới dự, nếu cần có thể thông báo một vài lần để tránh quên.
99