Page 109 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 109
luận nhóm hỗn hợp thì nên tránh mời những người có ý kiến áp đặt, những
người khó hoà hợp với nhóm thảo luận. Chỉ nên mời khoảng từ 8 - 10 người
trong mỗi nhóm thảo luận, nếu quá đông sẽ có người không có thời cơ trình
bày các ý kiến của mình. Trong thảo luận nhóm cần có một người hướng dẫn
thảo luận và một thư ký của cuộc thảo luận.
- Cần chuẩn bị một số câu hỏi trọng tâm nhất cho chủ đề thảo luận dựa trên
những thông tin phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ: thảo luận về một bệnh
nào đó, cần phải chuẩn bị một số câu hỏi để giúp cho đối tượng thảo luận như:
+ Đối tượng hiểu biết gì về bệnh đó?
+ Tác hại của bệnh là gì?
+ Bệnh có là một vấn đề quan trọng ở địa phương hay không?
+ Nguyên nhân của bệnh là gì?
+ Biểu hiện thiệu chứng của bệnh đó như thế nào?
+ Bệnh đó lây truyền như thế nào?
+ Ai là những người dễ mắc bệnh, tại sao?
+ Cá nhân, cộng đồng và gia đình có thể làm gì để tránh được bệnh?
+ Họ cần hỗ trợ gì để phòng chống bệnh…
- Địa điểm: nên tổ chức thảo luận ở nơi thuận lợi, tránh tổ chức ở nơi có các
yếu tố gây phân tán tư tưởng. Sắp xếp những người tham dự ngồi theo vòng
tròn để dễ theo dõi và đảm bảo sự bình đẳng, thân mật khi thảo luận.
- Trước hết hãy tổ chức đón tiếp những người đến dự một cách chu đáo, hãy
giới thiệu người hướng dẫn và tất cả những người đến tham dự. Nên nói chuyện
thân mật để gây không khí ấm áp, thân tình cho cuộc thảo luận.
- Khi bắt đầu thảo luận, cần giải thích về mục tiêu của buổi thảo luận, cách
thảo luận và yêu cầu mọi người tham gia đóng góp ý kiến chia sẻ kinh nghiệm.
Trong khi thảo luận, cần tạo cơ hội cho tất cả mọi người nêu ý kiến quan điểm.
Người hướng dẫn thảo luận cần giữ thái độ trung lập trong suất quá trình thảo
luận, không đưa ra ý kiến cá nhân. Khi cần thiết, người hướng dẫn có thể thảo
luận và trả lời những câu hỏi với đối tượng. Để mọi người bộc lộ đúng quan
điểm của mình, trong khi thảo luận cần để từng người phát biểu ý kiến, những
102