Page 108 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 108
+ Quan sát, bao quát đối tượng để điều chỉnh cách trình bày
+ Dành thời gian để thảo luận và giải đáp thắc mắc
- Kết thúc buổi nói chuyện:
+ Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng
+ Tóm tắt và nhấn mạnh các nội dung chính
+ Cảm ơn đối tượng trước khi kết thúc
6.2.4.2. Tổ chức thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm trong GDSK chính là ứng dụng nguyên lý “sự tham gia
của cộng đồng” trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây là hình thức GDSK rất
có hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
* Mục đích của thảo luận nhóm là làm cho đối tượng:
- Nêu ra ý kiến từ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình
- Mở rộng và thay đổi những ý kiến của họ và họ sẽ thấy sáng tỏ về các
quan điểm, thái độ, giá trị và các hành vi của họ
- Thống nhất các giải pháp, các hành động để giải quyết vấn đề trong một
số trường hợp nhất định
* Cách thức tổ chức:
- Một CBYT làm nhiệm vụ hướng dẫn thảo luận, một người làm nhiệm vụ
thư ký của cuộc thảo luận.
- Mỗi nhóm khoảng 8 - 10 người. Nên mời thêm những người có trách
nhiệm trong cộng đồng và những người đã làm tốt đến dự.
- Chọn ngày, giờ, địa điểm thích hợp với những người đến tham dự để
không làm ảnh hưởng đến sản xuất hoặc sinh hoạt của họ.
- Lồng ghép với các hình thức giáo dục khác (thông tin đại chúng, giáo dục
tại trạm, thăm gia đình...).
* Các bước cần tiên hành trong buổi thảo luận nhóm:
- Xác định chủ đề và nội dung trọng tâm.
- Xác định mục tiêu
- Xác định đối tượng mời vào nhóm thảo luận: nên mời những người cùng
trình độ văn hoá, cùng lứa tuổi, cùng giới tính đến tham dự. Nếu tổ chức thảo
101