Page 33 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 33
- Bước 2: Mọi người lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quan điểm của
chính mình, phát hiện những khác biệt giữa hai bên. Sẵn sàng hợp tác, xây dựng
vì mục đích chung.
- Bước 3: Tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của người có xung đột với
mình để hiểu quan điểm của họ
- Bước 4: Cố gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa hai bên. Nhóm trưởng
(lãnh đạo nhóm) cần khách quan, công bằng, vì mục đích chung. Cách giải
quyết phải linh hoạt, nhẹ nhàng với cả hai bên, dựa vào các thành viên tích cực
để quản lý và giải quyết mâu thuẫn.
7.2. Họp nhóm
Đặc điểm của sinh hoạt loài người là nhóm họp, tập trung lại làm việc gì
đó, bàn bạc, hỏi han, hội hè, vui chơi, học tập…Nhiều khi người ta lạm dụng
hội họp để lãng phí biết bao thời gian, tiền bạc. Nhưng con người vẫn phải họp
nhóm cho dù ngày nay có thể có các cuộc họp ảo (thông qua các phần mềm hội
họp), nhưng họp gặp mặt nhau vẫn là hình thức phổ biến và có nhiều mặt tích
cực. Vấn đề là họp để làm gì, tiến hành như thế nào.
Để tránh lãng phí thì cần có tổ chức cuộc họp sao cho hiệu quả. Trước khi
triệu tập họp cần xem xét họp có phải là hình thức tốt nhất trong trường hợp này
không hay có thể có hình thức nào tốt hơn. Có thể thay thế một cuộc họp bằng
gửi tài liệu phát tay, viết thông báo trên bảng, gửi Email, gọi điện thoại…hay
không?
Kỹ năng tổ chức một cuộc họp phù hợp cũng là một yếu tố quyết định đến sự
thành bại của cuộc họp vì các cuộc họp có mục tiêu khác nhau: để thông tin, để
thuyết phục, để thu thập ý kiến, để ra quyết định… Thông thường một cuộc họp
nhóm , dù quy mô lớn nhỏ thế nào, người trưởng nhóm điều hành (hoặc người
thay thế trưởng nhóm để điều hành) cũng phải vận dụng các kỹ năng điều hành
cuộc họp. Dưới đây sẽ trình bày về một số kỹ năng đó.
- Trước tiên là bước chuẩn bị họp nhóm. Bước này người điều hành xem
xét trước xem chủ đề cuộc họp, mục tiêu và nội dung cuộc họp có rõ ràng
32