Page 32 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 32

- Quản lý xung đột chứ không đàn áp xung đột hay tiêu diệt xung đột, là

               một nghệ thuật để củng cố hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Người ta

               chia ra năm cách ứng phó với xung đột:

                       + Cách thứ nhất là cứng rắn, áp đảo (kiểu cá mập). Cách này một bên

               luôn áp đảo bên kia, đặt quyền lợi của mình hay nhóm mình trước quyền lợi của

               nhóm khác. Nhóm này phải thắng trong tranh chấp. Như vậy sẽ đặt mối quan hệ

               các bên vào tình trạng nguy hiểm, tạo thù địch, có kẻ thắng, người thua. Nó

               cũng có mặt tích cực là có thể tạo thay đổi hay dẫn đến tiến bộ.

                       + Cách thứ hai là né tránh (kiểu con rùa). Đây là cách khi gặp xung đột

               thì né tránh sự va chạm, sợ đối đầu với mâu thuẫn, không quan tâm đến nhu cầu

               của các bên, thua cũng không sao. Cách này dễ tạo ra kết quả các bên cùng thua.

                       + Cách thứ ba là nhường nhịn, xoa dịu (gấu bông). Cách này quan tâm

               đến các mối quan hệ chứ không cần quan tâm đến kết quả quyền lợi. Vì vậy loại

               người  giải  quyết  xung  đột  theo  kiểu  này  có  thể  hy  sinh  quyền  lợi  của  mình

               nhưng giữ được mối quan hệ thân thiện với mọi người khác nhóm khác là được.

                       + Cách thứ tư là cách thỏa hiệp (con chồn). Mỗi bên có thể phải hy sinh

               một chút quyền lợi để đạt được một số quyền lợi khác. Họ cùng nhau tìm những

               giải pháp trung hòa để đôi bên cùng có một phần lợi ích. Có thể tạo ra kết quả

               cùng thắng hoặc cùng thua thiệt.

                       + Cách cuối cùng là hợp tác (chim cú). Cách này coi trọng cả mục đích và


               mối quan hệ. Các bên hợp tác với nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả đôi bên,
               chú trọng sự đồng thuận. Tất cả các bên phải cùng theo đuổi tìm kiếm giải pháp


               tốt cho các bên chứ không chỉ cho một bên. Cách này tạo ra được kết quả cả hai
               bên đều thắng. Nên nhớ rằng trong nhóm bao giờ cũng có các thành viên muốn


               giải quyết xung đột theo một trong 5 cách nói trên.
                       Muốn quản lý tốt xung đột người ta thường đi theo 4 bước.


                       - Bước 1: Nhìn nhận ra xung đột, coi nó là vấn đề cần được giải quyết,

               xác định rõ nội dung chi tiết của xung đột, không quy kết, dán nhãn, tố cáo.






                                                                                                       31
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37