Page 28 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 28
viết và có những lớp tập huấn kỹ càng. Nhưng quan trọng nhất là trưởng nhóm
phải là người có các kỹ năng truyền thông và thúc đẩy và càng có nhiều trải
nghiệm càng tốt (xem phần Kỹ năng giao tiếp). Các kỹ năng này được xây dựng
dựa trên nền tảng của 4 thái độ: cảm thông, tôn trọng, quan tâm và tin tưởng vào
tiềm năng nhóm. Tóm lại trưởng nhóm phải là người có trách nhiệm với công
việc của nhóm, với từng thành viên của nhóm và với cả nhóm nói chung. Ngoài
ra khi đề cập đến vai trò thành viên còn lại trong nhóm người ta thường phân
các thành viên thành các “kiểu vai trò” hỗ trợ hay cản trở các hoạt động của
nhóm. Có ba loại vai trò như vậy. Loại thứ nhất là các thành viên hỗ trợ cho
viêc hoàn thành công việc như người khởi xướng, người làm sáng tỏ, người
thực hiện, người thông tin, người đóng góp. Loại thứ hai là các thành viên củng
cố nhóm như người khuyến khích, người giữ cửa, người quan sát, người đề xuất
và củng cố quy tắc, người đùa vui. Nhóm thứ ba là nhóm những người tiêu cực
như người gây hấn, người phụ thuộc, người thống trị, người đùa dai, người lè
phè, người phá đám… Hai nhóm đầu là nhóm tích cực. Khi có những hành vi
tiêu cực cần đưa quy tắc, quy chế của nhóm ra để các thành viên tự giác tuân
theo.
Phong cách điều hành hoạt động nhóm của nhóm trưởng - Các phong
cách này thường thấy ở các nhóm chính thức.
Phong cách chuyên quyền
Trưởng nhóm đưa ra mục đích công việc, quyết định phương thức làm
việc, phân công nhiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên xuống. Phong cách này cả
nhóm bị động theo dẫn dắt của trưởng nhóm, các thành viên độc lập với trưởng
nhóm, đôi khi âm thầm chống lại trưởng nhóm. Phong cách này dễ gây ra cá
nhân chủ nghĩa, ganh đua, ngờ vực lẫn nhau nhưng có ưu điểm là đôi khi nhóm
nhanh triển khai công việc và đạt mục tiêu, có hiệu quả.
Phong cách tự do
Trưởng nhóm không đưa ra quyết định, để nhóm tự do tổ chức giải quyết
các công việc. Nhóm có thể tự tổ chức thành công hoặc sinh ra những thủ lĩnh
27