Page 31 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 31
7.1. Giải quyết xung đột
Kỹ năng quản lý nhóm quan trọng nhất là kỹ năng quản lý xung đột, mâu
thuẫn do nhóm được tạo nên bởi nhiều người có tư tưởng, quan điểm, văn hóa,
nguồn gốc xã hội, cách làm việc… khác nhau.
Xung đột là sự bất đồng xảy ra giữa cá nhân với cá nhân trong nhóm,
giữa các nhóm trong một tổ chức do khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích hay
cạnh tranh về quyền lợi, tài nguyên, quyền lực hay bất đồng về vai trò, nhiệm
vụ, trách nhiệm. Xung đột có thể là yếu tố phá hoại nhưng cũng có thể là yếu tố
xây dựng đối với hiệu quả làm việc của nhóm.
Xung đột nếu lôi kéo mọi người tham gia vào giải quyết vấn đề và đưa tới
giải pháp cho vấn đề thì mang tính tích cực. Nếu xung đột làm chệch hướng
mục tiêu, phá hỏng hoạt động nhóm, chia rẽ thành viên thì mang tính tiêu cực,
cần phát hiện và loại bỏ sớm. Hiểu biết về xung đột để các nhóm, các thành viên
có thể quản lý và giải quyết xung đột sao cho có lợi cho hoạt động của nhóm.
Để làm được việc quản lý xung đột một số lời khuyên sau đây cần được
áp dụng.
- Nhóm cần giải quyết xung đột nhỏ trước khi trở thành lớn.
- Tăng cường giao tiếp trong nhóm, nhóm cần tìm ra những nguyên nhân
thực sự trước khi đi kiếm tìm giải pháp.
- Linh hoạt tìm những giải pháp khác nhau cho cùng một nguyên nhân.
- Công bằng và minh bạch trong giải pháp.
- Tìm giải pháp giải quyết vấn đề xung đột chứ không tìm giải pháp
chống lại nhau.
- Mọi thành viên cần có thái độ tôn trọng nhau, thông cảm thực sự với
nhau. Muốn người khác xem xét vấn đề của mình thì mình cần xem xét vấn đề
của người khác trước họ. Nhìn thẳng vào vấn đề, nói ra, tránh im lặng ngấm
ngầm.
30