Page 26 - Giáo trình môn học quản lý điều dưỡng
P. 26

khuyến  khích  các  thành  viên,  dung  hòa  sự  khác  biệt,  tăng  cường  giao  tiếp,

               khuyến khích tham gia, tránh các thái độ gây rối…

                       - Vai trò trong nhóm và sự vận động. Trong nhóm làm việc các thành

               viên luôn có một vai trò và muốn người khác cũng có vai trò rõ ràng. Nếu vai

               trò không rõ thì sẽ dễ gây hiểu lầm, mất đoàn kết ảnh hưởng đến năng suất

               chung. Các thành viên cũng mong muốn được biết người khác chờ đợi gì ở cá

               nhân đó. Không nên để vai trò của người này quá nhiều (quá tải) và người khác

               thì quá ít. Xung đột về vai trò có thể xảy ra bởi cá nhân với cá nhân, bởi cá nhân

               với tập thể, bởi chính cá nhân với vai trò của anh ta.

                       - Các chuẩn mực và quy định của nhóm. Đây là các quy chế, quy tắc mà

               nhóm tự  đề  ra để  các  thành viên theo đó  mà  thực  hiện. Các chuẩn mực  của

               nhóm rất quan trọng, nó cho phép các thành viên trong nhóm nhận các thông tin

               phản hồi tích cực. Các chuẩn mực được xây dựng có sự tham gia sao cho mục

               tiêu của nhóm được thực hiện một cách tốt nhất.

                       - Sự gắn kết trong nhóm. Sự gắn kết trong nhóm làm cho nhóm hoạt động

               hiệu quả và bền vững. Các thành viên càng tự hào về mình được tham gia nhóm

               thì sự gắn kết trong nhóm càng cao. Như vậy các thành viên cũng như trưởng

               nhóm phải làm sao cho nhóm đáng tự hào về các công việc làm. Trưởng nhóm

               và các thành viên cần phấn đấu để có sự gắn kết trong nhóm cao và sự tuân theo

               chuẩn mực của nhóm cũng cao, để hình thành nhóm lý tưởng, có hiệu suất làm


               việc cao.
                       Thông  tin  trong  nhóm  rất  quan  trọng,  nó  như  là  các  mạch  máu  nuôi


               dưỡng cơ thể nhóm. Thông tin rõ ràng, chính xác thì mọi người sẽ hiểu nhau và
               hiểu nhiệm vụ để hợp tác với nhau. Thông tin có nguồn phát ra và có nơi tiếp


               nhận qua một kênh truyền nào đó, rồi lại phản hồi lại nơi phát thông tin. Cơ chế
               này  phải  thông  suốt  trong  nhóm.  Quá  trình  thông  tin  luôn  tiếp  diễn  không


               ngừng. Trong nhóm thì thông tin xảy ra giữa cá nhân mỗi thành viên với nhóm

               trưởng  và  ngược  lại,  các  thành  viên  với  nhau  và  ngược  lại.  Thông  tin  được

               truyền bởi các kênh truyền thông tin. Các kênh này như nói, viết, ngôn ngữ cơ



                                                                                                       25
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31