Page 23 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 23

phải theo dõi chặt chẽ sự tác động qua lại giữa các yếu tố nguy cơ với vấn đề

                 sức khoẻ dự định sẽ có thể xuất hiện.

                 Một ví dụ kinh điển của nghiên cứu đoàn hệ là nghiên cứu các bác sĩ Anh quốc

                 (The British Doctor's study) được bắt đầu tiến hành vào năm 1951 trong đó

                 34.440 nam bác sĩ  được hỏi về tình trạng hút thuốc lá (có hay không) và được

                 theo dõi về tử vong do ung thư phổi trong vòng 20 năm. Kết quả cho thấy nguy

                 cơ tử vong hàng năm do ung thư phổi ở người không hút thuốc lá là 10/100.000

                 trong khi nguy cơ tử vong hàng năm do ung thư phổi ở người hút thuốc lá là

                 140/100.000. Như vậy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi lên 14 lần

                 (nguy cơ tương đối là 14) và như vậy hút thuốc lá được gọi là yếu tố nguy cơ

                 của K phổi.

                 2.2. Nghiên cứu can thiệp

                         Nghiên  cứu  can  thiệp  hay  còn  gọi  là  nghiên  cứu  thực  nghiệm  là  loại

                 nghiên cứu mà để kiểm định giả thuyết nhân quả, nhà nghiên cứu phải can thiệp

                 vào  hiện tượng/đối  tượng  nghiên cứu hoặc  tạo ra  yếu  tố được  coi là nguyên

                 nhân để rồi theo dõi, ghi nhận kết quả và phân tích mối quan hệ giữa nhân và

                 quả sau can thiệp đó.


                         Nghiên cứu can thiệp là phương pháp nghiên cứu tốt nhất để xác định
                 mối quan hệ nhân quả hay hiệu quả của các can thiệp cộng đồng và thử nghiệm


                 lâm sàng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu can thiệp là đặt con người trước
                 các yếu tố nguy cơ liên quan tới các khía cạnh đạo đức.


                         Đây  là  loại  nghiên  cứu  có giá trị nhất trong  số  các nghiên  cứu  y  học,
                 nhưng là loại nghiên cứu đòi hỏi thiết kế đúng đắn, tiến hành nghiên cứu kiên


                 trì, nghiêm túc theo đề cương, đò hỏi tốn kếm về thời

                        Nghiên cứu can thiệp là nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu tác động lên

                 tình hình và đo lường kết quả của việc tác động.

                 Thông thường có hai nhóm được so sánh, nhóm được can thiệp (ví dụ như được

                 điều trị với một loại thuốc) và nhóm không được can thiệp (nhóm sử dụng giả

                 dược) nhằm tìm kiếm một kết quả theo ý muốn hoặc đi theo một chiều hướng

                                                                23
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28