Page 24 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 24
tích cực hơn. Tuy nhiên với nghiên cứu dạng này cần có đánh giá nghiêm túc về
hiệu quả của can thiệp, mô hình can thiệp và sự chấp nhận, nhân rộng mô hình.
Ví dụ: người ta muốn biết về tác dụng của tỏi đối với bệnh tăng huyết áp là có
thực hay không. Một nghiên cứu can thiệp được các tác giả tiến hành bằng cách
chọn mẫu và theo dõi 10 năm và sau đó thu được kết quả như sau:
Nhóm can thiệp uống tinh dầu tỏi 5ml/ngày (vào bữa sáng và tối) gồm 45
người, từ 40 đến 50 tuổi. Sau 10 năm có 2 người bị tăng huyết áp.
Nhóm chứng không uống tinh dầu thậm chí vào bữa ăn cũng chỉ ăn một vài lát
tỏi là cùng (có sự tự nguyện tham gia), gồm 50 người từ 40 đến 50 tuổi và có tỷ
lệ nam nữ như nhóm trên (cả hai nhóm đều sống ở cùng một thành phố). Sau 10
năm có 7 người bị tăng huyết áp.
Tỉ số chênh của nhóm can thiệp là 2/43 và nhóm chứng là 7/43. Vậy tỉ suất
chênh của nhóm không uống tinh dầu tỏi là OR = (7/43)/(2/43) = 3,5 nghĩa là
uống tinh dầu tỏi có thể làm giảm nguy cơ THA đến 3,5 lần.
Nghiên cứu can thiệp được chia thành nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu
bán thực nghiệm.
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm
Các cá nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Một nhóm được nhận can
thiệp (nhóm thử nghiệm) và một nhóm không được nhận can thiệp (nhóm
chứng). Kết cuộc của can thiệp được tính từ việc so sánh kết quả ở hai nhóm.
Nghiên cứu thực nghiệm có 3 đặc tính:
- Có tác động của nhà nghiên cứu
- Có nhóm chứng
- Chia nhóm ngẫu nhiên: sức mạnh của nghiên cứu thực nghiệm chính là việc
chia nhóm ngẫu nhiên giúp loại bỏ yếu tố gây nhiễu.
Nghiên cứu thực nghiệm có thể được chia làm 3 loại:
2.2.1.1. Thử nghiệm lâm sàng
Là nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân, bao gồm việc thử nghiệm một
điều trị mới hay một biện pháp dự phòng các di chứng trên bệnh nhân nhằm
24