Page 20 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 20
2.1.2.1. Mô tả dựa trên dữ kiện chung của quần thể (nghiên cứu tương quan)
Nghiên cứu mô tả dựa trên dữ kiện chung của quần thể hay còn gọi là
nghiên cứu tương quan là một điều tra mang tính hệ thống về mối quan hệ giữa
hai hoặc nhiều biến số. Để tiến hành nghiên cứu tương quan, nhà nghiên cứu đo
lường các biến số lựa chọn trong quần thể và sử dụng phương pháp thống kê
tương quan để xác định mức độ tương quan giữa các biến số nghiên cứu.
Ví dụ: Người ta tính tổng lượng thịt tiêu thụ hằng năm của một số nước
rồi chia cho số dân để có lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người. Bên cạnh đó,
lấy tổng số ung thư đại tràng để tính tỷ lệ ung thư đại tràng trên 10.000 dân. So
sánh kết quả thu được từ một số nước cho thấy nước nào có mức tiêu thụ thịt
bình quân đầu người càng cao thì tỷ lệ ung thư đại tràng càng cao.
Như vậy, mục đích cơ bản của nghiên cứu tương quan là để giải thích về
mối tương quan tự nhiên trong cuộc sống, không nhằm mục đích xác định mối
quan hệ nhân - quả. Nghiên cứu tương quan giúp đưa ra giả thuyết về mối tương
quan giữa hai hay nhiều biến số, từ đó gợi ý cho nhà nghiên cứu thực hiện các
nghiên cứu thực nghiệm để xác định mối quan hệ nhân quả.
Thiết kế nghiên cứu tương quan đơn giản, dễ tiến hành và người ta
khuyên nên sử dụng nhiều thiết kế tương quan để có thể gợi ý hình thành giả
thuyết vì tương quan mạnh là bước đầu nhận xét về một kết hợp giữa phơi
nhiễm và bệnh.
2.1.2.2. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể
* Mô tả hiện tượng lạ hiếm gặp
- Mô tả một trường hợp: Thường là dựa vào một bệnh án được ghi chép chi tiết,
tỉ mỉ, đầy đủ và tập trung về căn nguyên nghi ngờ của bệnh hoặc do một thầy
thuốc lâm sàng thực hiện trên một người mắc bệnh lạ, hiếm gặp.
- Mô tả một chùm bệnh: Cũng tương tự như mô tả một trường hợp, nhưng áp
dụng để mô tả vài trường hợp cùng mắc một bệnh hay một hiện tượng sức khỏe
lạ, hiếm gặp.
* Mô tả các bệnh hoặc hiện tượng sức khỏe mà nhiều người mắc
20