Page 22 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 22

vết mổ... Trong tài liệu này, chỉ đề cập đến các nghiên cứu phân tích hay được

                 áp dụng trong điều dưỡng như: nghiên cứu bệnh chứng và nghiên cứu thuần tập.

                 2.1.3.1 Nghiên cứu bệnh chứng

                       Nghiên cứu bệnh chứng là nghiên cứu xuất phát từ tình trạng bệnh, vấn đề

                 đã biết. Mục đích của nghiên cứu này là làm sao khai thác được các vấn đề có

                 liên quan đến tình trạng bệnh lý đã thấy qua nghiên cứu mô tả. Trên cơ sở kinh

                 nghiệm nhà nghiên cứu sẽ lập một lộ trình để khai thác, hồi cứu những yếu tố

                 liên quan đến bệnh trạng đã biết. Sau đó khẳng định được những yếu tố nguy cơ

                 đối với hiện tượng bệnh lý đó. Nhà nghiên cứu cần thiết lập các nhóm để nghiên

                 cứu, so sánh và đối chứng. Ví dụ một nhóm đối tượng hiện đang có vấn đề (ví

                 dụ trẻ em đang bị suy dinh dưỡng) so sánh với một nhóm khác được gọi là

                 nhóm đối chứng không có vấn đề đó (trẻ em phát triển bình thường) nhằm phát

                 hiện các yếu tố nguy cơ nào đó đã góp phần tạo nên vấn đề đó.

                 2.1.3.2. Nghiên cứu thuần tập

                         Nghiên  cứu  thuần  tập  hay  còn  gọi  là  nghiên  cứu  theo  dõi  là  một  loại

                 nghiên cứu quan sát phân tích, trong đó một hay nhiều nhóm cá thể được chọn

                 trên cơ sở có phơi nhiễm hay không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ. Tại thời


                 điểm nghiên cứu, tình trạng phơi nhiễm  được xác định, tất cả các đối tượng
                 nghiên cứu chưa mắc bệnh mà ta nghiên cứu và được theo dõi trong một thời


                 gian dài để đánh giá sự xuất hiện bệnh đó.
                       Xuất phát điểm của nghiên cứu thuần tập là bắt đầu từ yếu tố nguy cơ đã


                 biết (hút thuốc lá) để sau đó xem xét có phải đó là nguyên nhân của sự phát
                 sinh, phát triển một bệnh nào đó hay không (ung thư phổi). Ta tiến hành chọn


                 một nhóm các cá thể có tiếp xúc (hút thuốc lá) còn gọi là “phơi nhiễm” và một

                 nhóm các cá thể không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (không hút thuốc lá). Nhà

                 nghiên cứu điều tra cả hai nhóm trong một khoảng thời gian nhất định và so

                 sánh sự xuất hiện của vấn đề (ung thư phổi) mà nhà nghiên cứu cho là có liên

                 quan đến yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá) trong nhóm tiếp xúc có thực sự xuất hiện

                 nhiều hơn hay không. Thông thường thì quá trình nghiên cứu kéo dài và cần

                                                                22
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27