Page 26 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 26
- Quần thể được quan sát trong một thời điểm nhất định và thông tin cần thu
thập về phơi nhiễm/tình trạng sức khỏe được thực hiện trong một thời gian ngắn
nhất định
- Có hai loại nghiên cứu mô tả cắt ngang là nghiên cứu ngang tại một thời điểm
và nghiên cứu ngang giai đoạn. Nghiên cứu ngang tại một thời điểm thường
được tiến hành trên một mẫu đại diện cho quần thể hoặc toàn bộ quần thể
nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.
3.2. Mục đích
- Mục đích chủ yếu của nghiên cứu ngang là mô tả dịch tễ học nhằm tìm ra tần
số của một phơi nhiễm (hay một bệnh) hoặc sự phân bố của một hiện tượng sức
khỏe nào đó. Ngoài ra, nghiên cứu ngang có thể được sử dụng để tìm ra căn
nguyên của một bệnh hay các nguy cơ gây bệnh, nhất là các nguy cơ gây bệnh
nghề nghiệp.
- Dữ liệu được thu thập vào một thời điểm nhất định và thu thập dữ liệu một lần
trên mỗi đối tượng nghiên cứu nhằm cung cấp một bức ảnh chụp nhanh về trạng
thái hiện tại của hiện tượng nghiên cứu.
- Sản phẩm của nghiên cứu ngang là ước lượng ra tỷ lệ hiện mắc của bệnh,
nghĩa là phần trăm các cá thể hiện đang bị ốm trong quần thể và giả thuyết nhân
quả.
3.3. Phạm vi áp dụng
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang áp dụng để mô tả hiện tượng sức
khỏe và các yếu tố được cho là có liên quan đến hiện tượng sức khỏe đó của
quần thể tại một thời điểm nhất định. Khác với mô tả một loạt các trường hợp,
trong mô tả cắt ngang đối tượng nghiên cứu không nhất thiết phải mắc bệnh
hoặc có yếu tố nguy cơ đang được quan tâm mà chỉ là nằm trong quần thể
nghiên cứu.
+ Nghiên cứu tình hình bệnh: nghiên cứu các chỉ số lưu hành của bệnh, mối liên
quan giữa bệnh với các yếu tố nguy cơ.
+ Nghiên cứu tình trạng sức khoẻ: tình trạng dinh dưỡng, thể chất…
26