Page 28 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 28
Theo bản chất ta có thể phân ra hai loại biến số là định tính và định lượng.
Biến định tính
Các biến số này chỉ có tính chất định tính, ví dụ: tuổi, giới, địa chỉ, trình
độ ... biến số định tính này cũng phụ thuộc vào tác giả hoặc ở các điều kiện
khác nhau.
Biến định lượng
Đây là các giá trị mà ta có thể định lượng được theo tiêu chuẩn quốc tế
hoặc Việt Nam. Ví dụ ta có thể cân đo đong đếm được như: nhiệt độ, huyết áp,
chỉ số huyết sắc tố... Về mặt khoa học “định lượng” mang tính cụ thể nên vấn
đề phương pháp thu thập và phân tích cần hết sức lưu ý, ví dụ: phải dựa trên
những kĩ thuật tốt nhất mà khả năng của ta có thể đáp ứng được...
4.2.2. Phân loại dựa vào mối tương quan
Trong y học đây là phân loại hay gặp nhất và thường là quan hệ nhân quả.
Dựa vào quan hệ này người ta phân chia thành hai nhóm:
* Biến số độc lập: thường là yếu tố nguy cơ, trong mối quan hệ nhân qua với
hiện tượng sức khoẻ cần nghiên cứu. Nó được xác định bởi người nghiên cứu
dựa trên kinh nghiệm và sự tham khảo tài liệu. Nó tồn tại một cách độc lập
không chịu sự chi phối của các hậu quả mà nó gây nên. Ví dụ: Nóng gây mất
nước, mất muối ở người lao động song nó lại độc lập với hiện tượng mất muối
ở người lao động.
* Biến phụ thuộc: Thường là yếu tố mà người nghiên cứu muốn tham khảo.
Nó có thể là hậu quả trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác, cho nên giá trị
của nó không phụ thuộc hoàn toàn vào một giá trị nào của các biến ảnh hưởng
đến nó. Tuy nhiên, các biến số này thường không có giá trị độc lập trong mối
quan hệ mà ta đang nghiên cứu, nó chỉ xẩy ra hoặc tồn tại bởi một hoặc nhiều
yếu tố khác. Trong nghiên cứu vẫn tồn tại các yếu tố làm nhiễu biến phụ
thuộc. Ví dụ: bệnh bướu cổ đơn thuần (biến phụ thuộc) do thiếu iốt, nhưng vẫn
có các yếu tố khác làm tăng tỷ lệ bệnh bướu cổ đơn thuần như: độ cứng của
nước, hoá chất trừ sâu...
28