Page 60 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 60

hệ hô hấp. Ngoài ra, chất độc có thể gây tiêu chảy, sung huyết ở niêm mạc dạ dày

                     và ruột.

                     - Phòng bệnh: Tuyệt đối không ăn nhuyễn thể chết, trước khi chế biến phải loại bỏ

                     các con chết. Trường hợp có 1/3 số lượng con chết thì phải vứt bỏ tất cả lô đó vì
                     chứng tỏ các còn khác cũng đã bị bệnh.

                     * Ngộ độc do khoai tây mọc mầm

                     - Độc tính: Khoai tây khi nẩy mầm hình thành nên độc tố solanin. Solanin phân bố

                     không đều trong củ khoai, ở vỏ thường nhiều hơn ở ruột, khoai tây mọc mầm hoặc

                     hỏng chứa nhiều hơn: trong mầm  khoai là 420-739 mg%, trong vỏ khoai là 30 -
                     50mg%, trong ruột khoai chỉ có 4 - 5 mg%. Solanin có thể gây độc chết người nếu ăn

                     vào với liều lượng 1,2 -1,4g/kg trọng lượng cơ thể.

                     - Triệu chứng: Trường hợp nhẹ thường có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Trường

                     hợp nặng có thể gây giãn đồng tử, liệt nhẹ hai chân, tử vong do liệt trung khu hô

                     hấp, ngừng tim do tổn thương cơ tim.
                     - Phòng bệnh: Tránh ăn khoai tây mọc mầm, trong trường hợp muốn ăn phải khoét

                     bỏ mầm và cả chân mầm.

                     * Ngộ độc do sắn

                     - Độc tính: Chất độc trong sắn là một loại glucosid, khi gặp men tiêu hóa acid hoặc

                     nước sẽ phân hủy giải phóng ra acid cyanhydric (HCN), là chất gây độc.
                      -Triệu chứng: Triệu chứng ngộ độc sắn xuất hiện nhanh (30 phút đến 1-2 giờ sau

                     khi ăn). Đầu tiên có cảm giác nóng lưỡi, họng, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, nôn,

                     đánh trống ngực, thở nhanh, tím. Nếu nặng hơn có thể bị đau ngực, rối loạn ý thức,

                     mạch chậm, tụt huyết áp, hôn mê và ngừng thở.

                     - Phòng bệnh:
                     - Loại sắn nào cũng có glucosid sinh HCN nhưng HCN có nhiều hơn ở củ sắn đắng,

                     sắn có vỏ đỏ sẫm. Vỏ sắn có chứa nhiều hơn ruột sắn vì thể khi luộc sắn phải bóc cả

                     vỏ đỏ.

                     - Để đề phòng loại chất độc này cần tránh ăn các củ sắn đã bị đổi màu và có nhiều

                     xơ. Trước khi nấu, luộc cần gọt vỏ, cắt khúc ngâm vào nước một thời gian cho chất
                     độc hòa tan bớt. Khi luộc mở vung đun nước đầu sôi đổ đi, cho nước khác vào luộc

                     đến chín.

                     2.2.2.2. Ngộ độc do thực phẩm bị biến chất, ôi hỏng

                                                                55
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65