Page 62 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 62

+ Độc tính: Tính độc của chì không cao, liều lượng để có thể gây tử vong phải quá

                     20g. trong thực tế thường thấy những trường hợp nhiễm độc mãn tính gắn liền với

                     hiện tượng ngấm hàng ngày vào cơ thể một lượng chì trong thời gian dài.

                     Nguồn gốc chì có thể từ bát đĩa và dụng cụ đựng thức ăn hoặc lớp phủ của chúng
                     làm bằng nguyên liệu có lẫn chì.

                     + Triệu chứng:

                     Ngộ  độc  cấp  tính:  Lúc  đầu  miệng  có  cảm  giác  ngọt,  sau  chuyển  thành  chát,  rát

                     bỏng, có mùi kim loại, cảm giác nghẹn ở cổ, cháy bỏng ở họng, thực quản và dạ dày

                     nôn ra chì clorua màu trắng, đau bụng dữ dội (cơn đau bụng chì), tiêu chảy, phân
                     đen do nước chì sulfat, viêm lợi xuất hiện đường xanh đen (vết chì), mạch yếu, khó

                     thở, tê dại chân tay, co giật kiểu động kinh, sốc có thể chết sau 36 giờ.

                     Ngộ độc mạn tính: Tác động lên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và thận làm cho thiếu

                     máu, chán ăn, mệt mỏi. Với một lượng chì 1mg tích lũy hàng ngày sau vài năm sẽ

                     có các triệu chứng như đau khớp xương, tê liệt hoặc biến dạng chân tay, mạch yếu,
                     nước tiểu ít, phụ nữ dễ sảy thai.

                     + Biện pháp đề phòng:

                     - Không dùng chì để tráng những lớp phủ bên ngoài bát đĩa và đồ đựng thức ăn

                     - Chỉ nên sử dụng rộng rãi các kim loại có sức bền cao (như thép) và các kim loại

                     không có chì (như nhôm) để thay thế các dụng cụ có tráng lớp thiếc chống rỉ.
                     - Cấm tráng phủ lên trên bề mặt dụng cụ đựng thức ăn cùng giấy gói thứ ăn những

                     lớp màu có chì.

                     - Thủy ngân

                     +Độc tính: Thủy ngân thường có ở trong thủy sản và một số loại nấm. Thủy ngân có

                     thể gây độc cấp tính và mạn tính.
                     +Triệu chứng:

                     Ngộ độc cấp: Gây ngộ độc cấp tính lên hệ thần kinh và thận, biểu hiện triệu chứng

                     yếu 2 chi, liệt co cứng, giảm thị lực, mù, hôn mê, viêm cầu thận cấp, ure máu cao

                     dấn tới hoại tử ống thận và cầu thận, co giật và dẫn đến tử vong.

                     Ngộ độc mạn: Gây tác hại đến thần kinh trung ương, làm giảm khả năng phối hợp
                     của cơ thể, giảm cảm giá, ảnh hưởng tới thai nhi, ảnh hưởng tới nhiễm sắc thể trong

                     tế bào lympho, nên phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản khi bị nhiễm thủy ngân có thể sinh ra

                     đứa trẻ bị quái thai.

                                                                57
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67