Page 58 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 58

Dưới điều kiện tối ưu, độc tố vi nấm có thể được sản sinh ra trong điều kiện

                     giới hạn nhiệt độ rất rộng. Trong điều kiện tối ưu cho sự phát triển của nấm mốc

                     không hẳn là điều kiện tối ưu cho sự hình thành độc tố.

                            Bệnh do độc tố vi nấm nguy hiểm nhất là gây ung thư và xơ gan.
                     Biện pháp phòng chống:

                     - Trong bảo quản thực phẩm: Phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh trong bảo quản, bảo

                     quản nơi khô, thoáng mát, trước khi bảo quản phải phơi khô, giữ nguyên vỏ, để nấm

                     mốc không thể phát triển và sinh ra độc tố được.

                     - Quá trình chế biến: Khi làm tương, xì dầu phải chọn thực phẩm tốt và phải chọn
                     mốc đúng chủng loại.

                     - Kiểm tra và giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm.

                     - Xử lý nghiêm túc theo các quy định và luật vệ sinh an toàn thực phẩm.

                     2.2.2. Ngộ độc thực phẩm không do vi sinh vật

                     Các ngộ độc do thực phẩm gây ra do nguyên nhân không do vi khuẩn bao gồm:
                        -  Ngộ độc thực phẩm do bản thân thực phẩm có chứa chất độc tự nhiên

                        -  Ngộ độc do thực phẩm bị biến chất, ôi, hỏng

                        -  Ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm hóa chất như các nhiễm kim loại nặng, phụ

                            gia, hóa chất bảovệ thực vật, kháng sinh và các loại thuốc.

                     2.2.2.1. Ngộ độc thực phẩm do bản thân thực phẩm có sẵn chất độc
                     * Ngộ độc do ăn cóc

                     - Độc tính: Thịt cóc không độc, có thể làm thực phẩm cho trẻ hoặc dùng trong đông

                     y, nhưng nếu ăn thịt có dính chất độc sẽ bị ngộ độc và có thể chết. Trong gan, trứng

                     cóc có chứa chất độc bufotoxin phrynin, phrynolysin. Nhựa độc của cóc ở tuyến nọc

                     sau hai mắt, trên da cóc có 2 loại tuyến lưng và bụng tiết chất độc. Chất độc của cóc
                     còn có ở phủ tạng chủ yếu là gan, trứng.

                     - Triệu chứng: Sau khi ăn từ vài phút đến 1 giờ tùy lượng chất độc vào cơ thể, xuất

                     hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu, tê liệt, rối loạn tiêu hóa, rối

                     loạn tim mạch, khó thở do cơ hô hấp bị co thắt, liệt vận động, liệt hô hấp, tuần hoàn

                     và có thể tử vong.
                     - Phòng bệnh: Khi làm cóc không để nhựa cóc dính vào thịt cóc và loại bỏ hết phủ

                     tạng nhất là gan và trứng

                     * Ngộ độc cá nóc

                                                                53
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63