Page 64 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 64

Phần lớn các phẩm màu sử dụng trong công nghiệp thực phẩm là các chất

                     hóa học tổng hợp và thường bị nghi ngờ là có thể gây ngộ độc và ung thư. Đối với

                     phẩm màu là hóa chất thường không  gây ngộ độc cấp tính mà gây độc do tích lũy

                     từ các liều rất nhỏ. Khi đã bị ngộ độc thì rất khó có khả năng cứu chữa.
                     +  Chất  ngọt  tổng  hợp:  Saccarin  là  chất  ngọt  tổng  hợp,  ngọt  gấp  450  lần  đường

                     saccarose. Saccarin ít độc nhưng nếu dùng lâu dài nó sẽ có khả năng ức chế men

                     tiêu hóa và gây chứng khó tiêu. Gần đây, một số tác giả nghiện cứu thấy saccarin có

                     thể gây ung thư bàng quang.

                     + Mì chính: Việc lạm dụng mì chính sẽ gây ra một số bất lợi, đối với trẻ em lứa tuổi
                     ăn bổ sung sẽ tạo vị ngọt dẫn đến thói quen không tốt cho khẩu vị trẻ. Đối với người

                     lớn, có thể có triệu chứng như nhức đầu, tức ngực, cảm giác bỏng rát ở cánh tay và

                     sau gáy. Do vậy trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mì chính và đối với

                     người lớn không nên ăn quá 2g/ngày.

                     + Nitrit và nitrat: Sử dụng trong bảo quản thịt nguội, thịt xông khói. Nó có tác dụng
                     giữ cho thịt có màu đỏ, sát khuẩn thịt và cá. Nó có thể gây nên các triệu chứng ngộ

                     độc như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, da và niêm

                     mạc tím tái, nếu như không được cứu chữa bệnh nhân sẽ ngạt thở, hôn mê rồi chết.

                     Ngoài ra nitrat có thể gây ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

                            Đề phòng bằng cách chọn thịt tươi, thịt đông lạnh hoặc các loại thịt không có
                     nitrit trong quá trình chế biến, không sử dụng mỡ chảy ra từ thịt xông khói để chiên

                     xào.

                     + Hàn the: Được sử dụng để sát khuẩn trong chế biến thực phẩm hoặc trong bảo

                     quản, thí dụ như trong bảo quản tôm, cua, cá hàn the có tác dụng kìm hãm sự phát

                     triển của vi khuẩn làm thực phẩm lâu bị hỏng. Bên cạnh đó, nó còn có thể duy trì
                     màu sắc tươi của thịt, cá do nó có khả năng làm giảm tốc độ khử oxy của các sắc tố

                     myoglobin trong các sợi cơ của thịt nạc.

                            Đặc  biệt  nó  còn  làm  cứng  các  mạch  peptid  làm  cho  khả  năng  phân  hủy

                     protein thành các acid amin chậm đi cũng như làm cứng các mạch amylose thành

                     glucose nên người ta sử dụng hàn the làm cho thực phẩm sẽ dẻo, dai, cứng.
                            Hàn the có khả năng tích tụ trong cơ thể gây tổn thương và thoái hóa cơ quan

                     sinh dục, có thể gây ngộ độc cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, gan,

                     tim,  thận,  ruột.  Ở  bà  mẹ  có  thai,  hàn  the  còn  đào  thải  qua  sữa  và  nhau  thai  gây

                                                                59
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69