Page 52 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 52
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị đau bụng, ỉa chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện
của bệnh lây truyền.
1.4.8. Sử dụng nguồn nước sạch
- Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giêng, nước mưa … đã
qua sử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.
- Nước phải không có mùi vị lạ
- Dụng cụ chứa nước phải sạch, không có rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy;
có nắp đậy.
- Dùng nước đung sôi để uống hoặc chế biến nước giải khát, làm kem, làm đá
1.4.9. Sử dụng đồ bao gói sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- Không sử dụng sách, báo cũ để gói thực phẩm chín
- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch sẽ.
- Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết.
1.4.10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường sống
- Thực hiện tốt các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng
chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
- Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đỏ đúng giờ, đúng nơi quy định.
2. Ngộ độc thực phẩm
2.1. Đại cương
2. 1.1. Khái niệm về ngộ độc thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm là bệnh xảy ra do ăn
phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố của vi sinh vật hoặc thực phẩm có
chứa chất có tính độc hại đối với người sử dụng.
2.1.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
- Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh vật:
+ Vi khuẩn: Salmonella, Campylobacter, Proteur, Escherichia coli, Vibrio cholera,
Vibrio parahaemolyticus,Yersinia enterocolitica, Listeria, Brucella…
+ Virus: Hepatitis A, Hepatitis E, nhóm virus Norwalk, Rotavirus, Poliovirus
+ Ký sinh trùng và động vật nguyên sinh: Entamoeba histolytica, giun, sán …
- Ngộ độc do thực phẩm bị biến chất: Chất béo bị biến chất. Ngộ độc do thức ăn
giầu đạm bị biến chất ôi hỏng, ngộ độc do nitrat và nitrit.
- Ngộ độc do thực phẩm có sẵn chất độc: Do khoai tây mọc mầm, ngộ độc sắn, dứa
độc, nấm độc, cá nóc, cóc, nhuyễn thể...
47