Page 50 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 50
- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa
thực phẩm.
- Để thực phẩm qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ bình thường, thực phẩm
không được đậy kín, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật
khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
- Do thực phẩm bảo quản không đủ lạng hoặc không đủ nóng làm cho vi khuẩn vẫn
phát triển.
1. 4. Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm
1.4.1. Chọn thực phẩm tươi sạch
- Rau quả: Chọn rau quả tươi, không dập nát, không có mùi lạ.
- Thịt: Thịt phải tươi và phải qua kiểm dịch thú y.
- Cá và các thủy sản phải còn tươi, màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.
- Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có
nhẫn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, thành phần,
cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, còn thời hạn sử dụng. Đồ hộp không
bị méo, phồng, gỉ.
- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
- Không sử dụng các thực phẩm lạ (cá lạ, rau quả, nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.
- Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không có trong danh mục.
1.4.2. Giữ gìn vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các nơi bụi khói, bụi bẩn,
nhà vệ sinh hoặc khu vực chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió
- Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến
- Ngăn ngừa sự xuất hiện của côn trùng, động vật khác trong khu vực chế biến thực
phẩm.
1.4.3. Sử dụng đồ dụng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Không để dụng cụ bẩn qua đêm
- Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay, không dùng khăn mốc, nhờn mỡ để lau khô bát
đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì phải tráng lại bằng nước sôi.
- Dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm chín và sống phải để riêng biệt.
45