Page 40 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 40
- Nhóm III (chất béo): Nhóm giầu chất béo gồm mỡ, bơ, dầu ăn và các chất có
nhiều dầu như vừng, lạc.
- Nhóm IV (vitamin và khoáng chất: Nhóm rau quả cung cấp vitamin, chất
khoáng, chất xơ.
1.2.2. Cách phân chia thực phẩm thành 6 nhóm
- Nhóm I: Thịt, cá, trứng, đậu khô và các chế phẩm của chúng. Cung cấp protein
có giá trị cao. Cung cấp sắt, phospho, vitamin nhóm B. Nhóm này nghèo gluxit,
canxi, vitamin A, vitamin C.
- Nhóm II: Sữa, phomát và chế phẩm là nguồn cung cấp canxi, vitamin B2, retinon
và protein có giá trị sinh học cao. Sữa là nguồn thức ăn toàn diện nhất về thành
phần hoá học và giá trị dinh dưỡng. Sữa ít sắt, vitamin C.
- Nhóm III: Bơ và các chất béo là nguồn axit béo chưa no cần thiết và vitamin tan
trong dầu mỡ. Nhóm này không có protit, gluxit, chất khoáng.
- Nhóm IV: Ngũ cốc, khoai củ và chế phẩm là nguồn cung cấp năng lượng cao do
có nhiều tinh bột. Hàm lượng protein không cao song ngũ cốc cũng là nguồn
protein đáng kể do được tiêu thụ với số lượng lớn trong bữa ăn. Nhóm này hầu
như không có lipit, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin D.
- Nhóm V: Rau, quả cung cấp vitamin và chất khoáng đặc biệt là vitamin C,
caroten.
- Nhóm VI: Đường và đồ ngọt, nhóm này hầu như chỉ chứa gluxit nhằm bổ sung
năng lượng tức thời.
2. Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của nhóm thức ăn giàu protein
2.1. Thức ăn giầu protein nguồn gốc động vật
2.1.1. Thịt
2.1.1.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
Thịt là một loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày, trong đó thịt
trắng (thịt gia cầm) có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt đỏ (thịt gia súc).
- Protein: Số lượng 15 - 20% tuỳ từng loài. Protein của thịt có giá trị sinh học
khoảng 74%, độ đồng hoá 96 - 97%, chứa nhiều axit amin cần thiết. Ngoài ra còn có
các protein khó hấp thu, giá trị sinh học thấp như colagen, elastin (thịt thủ, thịt bụng,
chân giò).
35