Page 35 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 35
<1% trọng lượng cơ thể (trừ canxi chiếm 1,5 - 2%) và đòi hỏi một nhu cầu lớn từ
thức ăn; nhóm khoáng vi lượng gồm những chất tồn tại trong cơ thể với một lượng
thấp hơn 0,005% trọng lượng cơ thể và nhu cầu cần một lượng nhỏ hơn.
2.2.5.1. Canxi (Ca)
Trong cơ thể, canxi chiếm vị chí đặc biệt. Ca chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ
thể, khoảng 99% canxi nằm trong mô xương và răng, một nửa số canxi tồn tại
trong máu dưới dạng ion Ca hoà tan, khoảng 40% gắn với ptrotein. Mặc dù đa số
Ca phân bố trong răng và xương, chỉ có một lượng nhỏ Ca nằm ngoài tế bào
nhưng có vai trò rất quan trọng với cơ thể.
* Vai trò:
- Tạo xương: Tạo xương ngay khi bào thai trong bụng mẹ, sau khi sinh ra bộ
xương trở lên dài và rộng hơn, nhanh chóng rắn chắc do sự lắng đọng của các chất
khoáng vào trong xương, quá trình này gọi là canxi hoặc cốt hóa xương. Ca rất cần
thiết đối với trẻ em có bộ xương đang phát triển và phụ nữ có thai, cho con bú.
- Tạo răng: Quá trình canxi hóa các răng sữa được bắt đầu từ thời kỳ bào thai
khoảng 20 tuần và chỉ hoàn thiện trước khi mọc (khi trẻ được 6 tháng tuổi). Răng
vĩnh viễn bắt đầu được canxi hóa khi trẻ từ 3 tháng đến 3 năm tuổi.
- Phát triển: Ca rất cần cho phát triển, là thành phần cơ bản của xương và răng.
- Điều hòa các phản ứng sinh hóa: Ca là thành phần tham gia vào quá trình đông
máu, có vai trò trong việc dẫn truyền xung động thần kinh, hấp thu vitamin B12,
hoạt động của enzim tụy trong tiêu hóa mỡ.
* Nguồn gốc: Ca có nhiều trong sữa mẹ, sữa bò, rau mùng tơi, cần ta ...
* Nhu cầu Ca/ngày:
+ Trẻ < 9 tuổi: 400 - 500 mg.
+ Trẻ 10 - 19 tuổi: 600 - 700 mg
+ Người trưởng thành: 400 - 500 mg
+ Phụ nữ có thai, cho con bú:1000-1200mg (có thai 3 tháng cuối, cho con bú 6
tháng đầu)
Tỷ lệ canxi/ phospho tốt nhất là từ 0,5 - 1,5.
2.2.5.2 Magie (Mg)
30