Page 37 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 37
*Nhu cầu: - Nam, nữ trưởng thành: 150 μg/ngày; Nữ có thai: 175 μg/ngày; nữ cho
con bú: 200 μg/ngày
2.2.5.5. Kẽm (Zn)
Người trưởng thành chứa khoảng 1,5 đến 2,5g kẽm, khoảng 90% kẽm tập
trung ở cơ và xương.
* Chức năng: Kẽm tham gia hoạt động của một số enzim, hoccmon, chức năng
miễn dịch của cơ thể.
* Nhu cầu kẽm thay đổi theo giới, tuổi, tình trạng sinh lý: Trẻ em cần 5 đến 15mg
kẽm một ngày, phụ nữ có thai, cho con bú, vị thành niên cần 20-30mg/ngày.
* Nguồn gốc: Kẽm có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt bò, thịt gà,
gam, cóc, trai, hến ...)
2.2.6. Nước và điện giải
2.2.6.1.Nước
* Chức năng
- Nước là dung môi của hầu hết các phản ứng hóa học trong cơ thể.
- Nước và điện giải được coi là những chất dinh dưỡng cơ bản, thiếu chúng cơ thể
sẽ bị chết nhanh hơn thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào khác.
* Nhu cầu nước
- Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại nước
nước mất qua các con đường khác nhau. Ngay trong các điều kiện mất nước ít nhất,
lượng nước cung cấp cũng cần 1,5 lít.
- Nhu cầu phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể và cách sống của mỗi người
bình thường một người trưởng thành tiêu thụ khoảng 1 lít nước cho 1000kcal chế độ
ăn. Trẻ em là 1,5 lít/1000kcal. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do uống cung cấp, phần còn lại
do thực phẩm khác cung cấp.
2.2.6.2. Chất điện giải
* Natri (Na)
- Vai trò: Tham gia vào việc huy động nước từ trong tế bào ra ngoài gian bào, có vai
trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì sự cân bằng pH của cơ
thể. Na quan trọng cho hấp thu glucose và vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng qua
màng tế bào, đặc biệt là tế bào thành ruột.
32