Page 33 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 33
Nam trưởng thành: 600 mcg Nữ cho con bú: 850 mcg
2.2.4.2. Vitamin D
* Vai trò
- Vai trò chính của vitamin D là tăng hấp thu canxi và phospho ở ruột non, tác
dụng trực tiếp đến quá trình cốt hoá. Như vậy vitamin D là yếu tố chống còi xương
và kích thích sự tăng trưởng của cơ thể.
- Vitamin D còn tham gia vào điều hòa chức năng một số gen, bài tiết insulin, hormon
cận giáp, sự phát triển của hệ sinh sản ở nữ giới.
* Nguồn gốc
Dầu cá là nguồn vitamin D tốt. Ngoài ra, vitamin D có nhiều trong gan, trứng, bơ.
Thực phẩm nguồn gốc thực vật không có vitamin D.
* Nhu cầu: Nhu cầu vitamin D cho trẻ em là 400 đơn vị quốc tế/ngày, người
trưởng thành là 50 - 100 đơn vị quốc tế/ngày.
2.2.4.3. Vitamin B1
* Vai trò
- Vitamin B1 dưới dạng pirophotphat là coenzim của men carboxylaza, men này cần
cho phản ứng khử carboxyn của axit xetonic. Khi thiếu vitamin B1, axit pyruvic sẽ
tích luỹ trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh.
- Tham gia điều hoà quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh do ức chế khử
axetin cholin. Do đó khi thiếu vitamin B1 gây hàng loạt các rối loạn như tê bì, táo
bón, hồi hộp, không ngon miệng... đó là các các dấu hiệu của bệnh Beri-Beri.
* Nguồn gốc: Vitamin B1 có trong các hạt ngũ cốc, da, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan,
thận.
* Nhu cầu: Tính theo năng lượng của khẩu phần. Cứ 1000 kcal ăn vào thì nhu cầu
vitamin B1 là 0,4 mg.
2.2.4.4. Vitamin B2
*Vai trò
- Riboflavin là thành phần của các men tham gia chuyển hoá trung gian như FMN
(Flavin- Mono- Nucleotit), FAD (Flavin- Adenin- Dinucleotit) là các enzym quan
trọng trong sự hô hấp tế bào và mô như chất vận chuyển H .
+
- B2 cần cho quá trình chuyển hoá protein, kích thích sự tăng trưởng.
- B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt đặc biệt là sự nhìn màu.
28