Page 34 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 34
* Nguồn gốc: B2 có nhiều trong các lá xanh, đậu đỗ, phủ tạng của động vật.
* Nhu cầu: Nhu cầu vitamin B2 tính theo năng lượng của khẩu phần. Cứ 1000 kcal
ăn vào thì nhu cầu vitamin B2 là 0,55 mg.
2.2.4.5. Vitamin PP
* Vai trò: Tất cả các tế bào sống đều cần có niaxin và dẫn xuất của vitamin PP.
Chúng là thành phần cốt yếu của 2 coenzim quan trọng trong chuyển hoá gluxit và
hô hấp tế bào là NAD và NADP.
Vitamin PP bảo vệ da và niêm mạc, tránh các yếu tố vật lý gây kích thích
* Nguồn gốc: vitamin PP có nhiều trong phủ tạng động vật, lớp ngoài của các hạt
gạo, ngô, mì, đậu, lạc ...
* Nhu cầu: Nhu cầu vitamin PP tính theo năng lượng của khẩu phần. Cứ 1000 kcal
ăn vào thì nhu cầu vitamin PP là 6,6 mg.
2.2.4.6. Vitamin C
* Vai trò: - Vitamin C tham gia nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng. Trong quá
trình oxyhoá khử, vitamin C có vai trò như một chất vận chuyển H +.
- Vitamin C kích thích tạo colagen của mô liên kết (sụn xương, răng, mạch máu,
các vết sẹo)
- Vitamin C kích thích hoạt động tuyến thượng thận, tuyến yên, hoàng thể, cơ
quan tạo máu.
* Nguồn gốc: Vitamin C có nhiều trong rau (rau ngót, muống ..) , quả (cam, bưởi,
ổi ...) nhưng hàm lượng của vitamin C giảm đi do các yếu tố nội tại của thực phẩm
và các yếu tố vật lý khác như ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hoá, các kim
loại.
* Nhu cầu: Nhu cầu cho tất cả các đối tượng là 30mg, nhưng do vitamin C dễ bị
phân huỷ nên Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đề nghị trong khẩu phần nên có 60 mg
vitamin C.
2.2.5. Chất khoáng
- Khoáng là nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, tuy không sinh năng lượng nhưng giữ
vai trò quan trọng trong nhiều chức phận cần thiết của cơ thể. Trong cơ thể người có
đến khoảng 90 nguyên tố hoá học.
- Phân loại chất khoáng: Chất khoáng được chia ra thành 2 nhóm chính: nhóm
khoáng đa lượng gồm những chất có mặt trong cơ thể với 1 lượng từ 0,005% đến
29