Page 31 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 31
- Một số hạt thực vật là nguồn chất béo thực vật. Hàm lượng lipit cao trong hạt lạc,
hạt dẻ, hạt điều khô, đậu tương ...
2.2.2.3. Nhu cầu
Ở người trưởng thành, lượng lipit trong khẩu phần nên có là 15 - 20% (trung
bình là 18%) tổng số năng lượng của khẩu phần và không nên vượt quá 25 - 30%, trong
đó 30 - 50% là lipit nguồn gốc thực vật. Trẻ em, thanh thiếu niên lượng lipit có thể
chiếm đến 30% tổng năng lượng khẩu phần.
2.2.3. Gluxit
2.2.3.1. Vai trò
- Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, một gram gluxit khi đốt cháy
trong cơ thể cho 4,1 kcal. Gluxit ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư
một phần chuyển thành glycogen và một phần chuyển thành mỡ dự trữ.
- Ở mức độ nhất định, gluxit tham gia cấu trúc như một thành phần của tế bào và mô.
Hàm lượng gluxit luôn ở mức hằng định 80 - 120 mg%, ở dưới mức này cơ thể sẽ có các
rối loạn trong tình trạng của hội chứng hypoglycemic.
- Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm sự phân huỷ protein đến mức tối thiểu. Ngược
lại, khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đủ sẽ làm tăng phân huỷ protein
dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Ăn quá nhiều gluxit sẽ chuyển thành lipit, ăn
nhiều gluxit đến mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo trệ.
2.2.3.2. Nguồn gốc
Gluxit có nhiều trong thực phẩm nguồn gốc thực vật, đặc biệt là ngũ cốc. Hàm
lượng gluxit cao (trên 70g%) như gạo, ngô, bột mỳ, miếng dong ...
2.2.3.3. Nhu cầu
Nhu cầu gluxit dựa vào việc thoả mãn nhu cầu về năng lượng và liên quan
đến các vitamin nhóm B có nhiều trong ngũ cốc. Ở khẩu phần hợp lý, gluxit cung
cấp khoảng 65 - 70% tổng năng lượng khẩu phần.
2.2.4. Vitamin
- Vitamin là nhóm chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể, không sinh năng lượng và cơ
thể không tự tổng hợp được, nhu cầu vitamin trong cơ thể chỉ cần khoảng vài trăm
mg mỗi ngày nhưng khi thiếu vitamin gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa quan
trọng. Vitamin rất cần cho nhiều chức phận quan trọng của cơ thể, khi thiếu
vitamin có thể gây nhiều bệnh đặc hiệu.
26