Page 29 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 29
hợp các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và nước một cách cân đối, thích hợp
nhất với nhu cầu cơ thể.
2.2.1. Protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, protein là hợp chất hữu cơ các
axitamin.
2.2.1.1. Vai trò dinh dưỡng
- Là yếu tố cấu trúc chính tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết,
hormon, men, kháng thể, các tuyến nội tiết và bài tiết. Trong cơ thể, bình thường chỉ
có mật và nước tiểu không có protein. Do đó, protein có liên quan đến mọi chức
năng sống của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, bài tiết, thần kinh...).
- Cần thiết cho chuyển hoá bình thường của các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là
các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy được
hết chức năng của chúng mặc dù chúng không thiếu về số lượng.
- Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, 1 gram protein khi đốt cháy trong cơ thể
cho 4,1 kcal.
- Khích thích sự thèm ăn, giữ vai trò tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau.
Thiếu protein trong khẩu phần dẫn đến các nguy cơ ngừng lớn, chậm phát triển thể
lực và tinh thần, mỡ hoá gan, rối loạn chức phận nhiều tuyến nội tiết, thay đổi thành
phần protit máu, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể...
2.2.1.2. Nguồn gốc
Thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn protit quý, nhiều
về số lượng, cân đối hơn về thành phần và đậm độ axitamin cần thiết cao hơn thực
phẩm nguồn gốc thực vật.
Thực phẩm nguồn gốc thực vật (gạo, mì, ngô, các loại đậu..) là nguồn protit
quan trọng, hàm lượng axit amin cần thiết cao trong đậu tương còn các loại khác thì
hàm lượng axitamin cần thiết không cao, tỷ lệ các axi tamin cần thiết kém cân đối
so với nhu cầu cơ thể.
2.2.1.3. Nhu cầu:
Hiện nay nhu cầu thực tế tối thiểu về protit thống nhất là 1g/kg cơ thể/ngày và nhiệt
lượng do protit cung cấp phải trên 9% (trung bình 12%). Đối với trẻ em chỉ số chất
lượng protit phải trên 70 và nhu cầu cụ thể như sau:
Trẻ em từ 0 - 12 tháng: 1,5 - 3,2g/kg cân nặng cơ thể/ ngày.
24