Page 28 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 28
Bảng 3.2: Nhu cầu năng lượng cho người trưởng thành
Giới Tuổi Năng lượng (kcal) theo mức lao động
Nhẹ Vừa Nặng
Nam 18-30 2300 2700 3300
30-60 2200 2600 3200
> 60 1900 - -
Nữ 18-30 2200 2300 2600
30-60 2100 2200 2500
> 60 1800 - -
2.1.3. Hậu quả của thừa hoặc thiếu năng lượng kéo dài
- Cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu kéo dài dẫn đến tích lũy năng lượng dưới
dạng mỡ thừa và đưa đến tình trạng béo phì cùng rất nhiều hậu quả.
- Thiếu năng lượng kéo dài dẫn tới suy dinh dưỡng, cơ thể bị cạn kiệt. Các tổn
thương do đói gây ra tồn tại lâu dài hay mau chóng phụ thuộc nhiều vào nhóm tuổi:
các thí nghiệm trên động vật cho thấy nếu mẹ đói ăn khi có thai thì con đẻ ra nhỏ,
về sau cũng không lớn được như bình thường. Thiếu năng lượng dù chỉ là tạm thời
ở lứa tuổi nhỏ để lại hậu quả lâu dài dù sau đó được ăn uống đầy đủ do số lượng tế
bào ở nhiều bộ phận và tổ chức giảm đi.
2.1.4. Dự trữ năng lượng
Cơ thể con người có 3 nguồn năng lượng chính là lipit, gluxit và protit.
Nguồn dự trữ chủ yếu là lipit nằm trong các tổ chức mỡ. Bình thường lipit chiếm
10% trọng lượng ở nam và 25% trọng lượng ở nữ, ở tuổi trung niên lượng mỡ ngày
càng tăng.
- Chất béo tích lũy ở các tổ chức mỡ nhất là dưới da và ổ bụng
- Lượng gluxit dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ
- Lượng protein có khoảng 10 kg trong đó có 3% dự trữ cơ động chủ yếu ở bào
tương của các tế bào, dữ trữ này có thể hết trong 4 - 6 ngày sau đó protein của tổ
chức sẽ bị phá hủy. Nếu sự phá hủy đến 20 - 25% tổng số protein sẽ dẫn đến tử vong.
2.2. Chất dinh dưỡng
Đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi thường xuyên với môi trường bên ngoài.
Cơ thể lấy oxy, thức ăn, nước từ môi trường. Khẩu phần của con người là sự phối
23