Page 26 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 26

- Vai trò của một số vitamin và miễn dịch

                     + Vitamin A: Còn có tên gọi là "vitamin chống nhiễm khuẩn" có vai trò rõ rệt với

                     miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.

                     + Vitamin C: Khi thiếu vitamin C, sự nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm khuẩn tăng
                     lên, ở những người đang có nhiễm khuẩn, mức vitamin C trong máu thường giảm.

                     + Các vitamin nhóm B và miễn dịch: Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folat

                     và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Thiếu folat làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham

                     gia vào các cơ chế miễn dịch.

                     - Vai trò của một số chất khoáng và miễn dịch
                     + Sắt: Cần thiết cho tổng hợp DNA (quá trình phân bào), tham gia nhiều enzym có

                     trong các quá trình phân giải các vi khuẩn bên trong tế bào.

                     + Kẽm: Khi thiếu kẽm, tuyến ức nhỏ đi, các lymphô bào giảm số lượng và kém hoạt

                     động.

                     + Đồng: Đồng là coenzym của cytochrom oxydase và superoxyt dismutase. Trẻ em
                     thiếu đồng bẩm sinh (bệnh Menkes) thường chết do nhiễm khuẩn, nhất là bệnh viêm

                     phổi.

                     + Selen: Là thành phần thiết yếu của glutation - peroxydase là men góp phần giải

                     phóng sự hình thành các gốc tự do. Thiếu selen, nhất là khi kèm theo thiếu vitamin

                     E làm giảm sản xuất kháng thể.
                     1.4.3. Dinh dưỡng trong một số bệnh mạn tính: Chế độ dinh dưỡng liên quan mật

                     thiết đến một một số bệnh mạn tính không lây như: béo phì,  tăng huyết áp và bệnh

                     mạch não, bệnh mạch vành, đái tháo đường không phụ thuộc insulin,  sỏi mật, xơ

                     gan, bệnh ung thư, loãng xương ...

                     2. Năng lượng và chất dinh dưỡng
                     2.1. Năng lượng

                     2.1.1. Nguồn năng lượng cho cơ thể: Cơ thể con người được cung cấp năng lượng

                     từ thực phẩm, các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể gồm: protit,

                     lipit, gluxit.

                     2.1.2. Tiêu hao năng lượng của cơ thể: Năng lượng trong cơ thể tiêu hao cho các
                     mục đích sau:

                     - Chuyển hóa cơ bản

                     - Tác dụng động lực, đặc hiệu của thức ăn

                                                                21
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31