Page 25 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 25

1.3.1. Ý nghĩa sức khỏe

                            Dinh dưỡng không hợp lý có thể ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển các bệnh  như

                     một số bệnh gan, vữa xơ động mạch, sâu răng, đái tháo đường, tăng huyết áp, giảm bớt

                     sức đề kháng với viêm nhiễm, ung thư ... Ngày nay kiến thức hợpl ý về dinh dưỡng cho
                     phép xây dựng các khẩu phần hợp lý cho tất cả các nhóm người nhằm phòng chống bệnh

                     dinh dưỡng và bảo vệ, nâng cao sức khỏe.

                     1.3. 2. Ý nghĩa kinh tế và thương mại

                      Gần 60% công nhân thế giới lao động trong nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Trên

                     thế giới trung bình cứ 50% thu nhập chi cho ăn uống.  Quá trình phát triển kỹ nghệ thực
                     phẩm, ngày càng có nhiều thực phẩm đã tinh chế, đồ hộp, sản phẩm chế biến được đưa

                     ra thị trường... Do dễ dàng trong việc sử dụng nên tiêu thụ ngày càng tăng.

                     1.3.3. Ý nghĩa xã hội

                      Chi tiêu cho ăn uống càng nhiều thì chi tiêu cho nhà ở, mặc, văn hóa càng ít. Điều đó có

                     ý nghĩa xã hội lớn. Ngược lại tiết kiệm ăn cho các nhu cầu khác nhiều quá sẽ ảnh hưởng
                     tới tình trạng sức khỏe, kém sáng kiến và giảm năng suất lao động. Điều đó ảnh hưởng

                     tới kinh tế đất nước. Dinh dưỡng không hợp lý ảnh hưởng nhiều tới trẻ em, thanh thiếu

                     niên, phụ nữ có thai và cho con bú. Thiếu dinh dưỡng gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng

                     như về phát triển của xã hội.

                     1.4. Mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe
                     1.4.1. Dinh dưỡng và tăng trưởng: Sự tăng trưởng nói chung phụ thuộc vào nhiều

                     yếu tố: di chuyền, nội tiết, thần kinh thực vật và dinh dưỡng. Ba yếu tố đầu đảm bảo

                     tiềm năng phát triển nhất định, yếu tố dinh dưỡng cung cấp các nguyên liệu cần

                     thiết để phát triển các tiềm năng đó.

                     1.4.2. Dinh dưỡng, đáp ứng miễn dịch và nhiễm khuẩn
                     - Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn: Mối quan hệ giữa tình trạng

                     dinh dưỡng của một cá thể với các nhiễm khuẩn theo hai chiều: Một mặt, thiếu dinh

                     dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Mặt khác, các nhiễm khuẩn làm suy sụp

                     thêm tình trạng suy dinh dưỡng sẵn có.

                     - Thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng và miễn dịch: Thiếu protein và năng lượng
                     có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch qua trung gian

                     tế bào, các chức phận diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân trung tính, bổ thể và bài xuất

                     các globulin miễn dịch nhóm IgA.

                                                                20
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30