Page 42 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 42
4. Chăm sóc thai nghén
4.1. Mục tiêu của chăm sóc phụ nữ thời kỳ thai nghén
- Cung cấp chăm sóc dự phòng ban đầu thường xuyên, liên tục cho những
người mẹ và gia đình họ;
- Khuyến khích sự tham gia tích cực của người mẹ và gia đình họvào lập kế
hoạch sinh con;
- Cung cấp thông tin giúp người mẹ có thể lựa chọn một cách tích cực và kiểm
soát được tốt hơn quá trình sinh con;
- Đảm bảo sự hỗ trợ trong khi mang thai và sinh con;
- Duy trì hoặc tăng cường sức khoẻ của mẹ và khả năng tự chăm sóc trước,
trong và sau khi mang thai;
- Giảm nguy cơ tử vong và tai biến cho mẹ cũng như việc can thiệp một cách
không cần thiết;
- Giảm các nguy cơ cho sức khoẻ trước những lần mang thai sau đó và cho
những năm sau độ tuổi sinh con;
- Thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng làm cha mẹ, trong đó có nuôi con bằng sữa
mẹ;
- Tăng cường sức khoẻ của thai để làm giảm nhu cầu nằm viện dài hơn sau
sinh;
- Giảm nguy cơ đẻ non và thai chậm phát triển trong bụng mẹ;
- Giảm nguy cơ bệnh lý thần kinh, các bệnh cấp và mạn tính cho thai nhi;
- Giảm nguy cơ lạm dụng, bỏ bê và gây tổn thương cho trẻ em sau sinh.
4.2. Chăm sóc thai nghén
4.2.1. Chế độ vệ sinh
- Chăm sóc vú: rửa hàng ngày cùng tắm. Rửa sạch đầu vú tránh vê núm vú, nhất
là các trường hợp có nguy cơ dọa sảy, dọa đẻ non sẽ làm tăng nguy cơ sảy, đẻ non.
Trường hợp núm vú bị tụt vệ sinh khó hơn. Có thể vê cho núm vú dài hơn ra vệ sinh
cho sạch và dễ. Tuy nhiên chỉ có thể làm động tác này khi thai đã đủ tháng. Trong quá
trình làm nếu thấy đau bụng phải ngừng lại.
- Vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục: tắm rửa hàng ngày. Riêng bộ phận sinh
dục có thể nhiều hơn một lần trong ngày tùy từng người. Khi thấy vùng này ngứa,
41