Page 37 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 37
- Hệ thống xương cũng bị ngấm nước nên hơi mềm ra. Có thể gặp tình trạng
loãng xương do lượng canxi được huy động ra nhiều để tạo xương cho thai nhi. Cột
xương sống khi có thai cũng có nhiều biến dạng: đoạn cổ và thắt lưng thì ưỡn ra trước;
đoạn ngực và cùng-cụt sẽ cong ra sau nhiều hơn. Những tháng cuối của thai nghén có
thể gặp hiện tượng đau, tê bì, mỏi yếu của các chi
3. Khám thai và quản lý thai nghén
3.1. Mục đích
* Khám thai trong 3 tháng đầu (1-13 tuần)
Dưới góc độ của người chăm sóc, các lần khám thai trong 3 tháng đầu chủ yếu là để
đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai, cụ thể:
- Xác định có thai hay không?
- Thai thường hay thai bệnh để có thai độ chăm sóc phù hợp
- Dự kiến ngày sinh và điều chỉnh dự kiến ngày sinh khi cần thiết
- Thu thập thông tin tiền sử, bệnh sử đầy đủ, trao đổi về thói quen hút thuốc và
sử dụng các loại thuốc hay các chất gây nghiện khác và xác định các lựa chọn chăm
sóc.
- Các lần khám được sắp xếp theo thứ tự để làm đủ những xét nghiệm sàng lọc
cần thiết nhằm phát hiện tình trạng vi khuẩn niệu không triệu chứng, giang mai, viêm
gan B và C, HIV và bệnh 3 nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down)
* Khám thai trong 3 tháng thứ hai (14-27 tuần)
- Các lần khám thai trong 3 tháng thứ hai chủ yếu là để theo dõi sự lớn lên của
thai, sức khỏe của mẹ và các dấu hiệu tiền sản giật.
- Nếu siêu âm có thể làm được thường quy, cần cho làm siêu âm vào những lần
khám thai trong khoảng 18-22 tuần.
- Nếu người mẹ cần được thăm dò tình trạng dung nạp glucose, cần cho xét
nghiệm vào những lần khám thai trong khoảng 24-28 tuần.
* Khám thai trong 3 tháng thứ ba (28- hết 41 tuần)
- Các lần khám thai trong 3 tháng cuối chủ yếu là để theo dõi sự tăng trưởng
của thai, sức khỏe của mẹ, các dấu hiệu tiền sản giật…
- Có thể siêu âm hình thái phát hiện một số dị tật muộn ở tim mạch, não của
thai ở tuần 30-32.
- Những lần khám này có thể bao gồm cả xét nghiệm tầm soát vi khuẩn
36