Page 47 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 47
các phần của thai thường nghĩ tới thai trứng và tử cung nhỏ hơn tuổi thai, sờ khối nề
cạnh tử cung thường nghĩ tới chửa ngoài tử cung.
- Người điều dưỡng nếu gặp những trường hợp này cần trao đổi với hộ sinh, với
bác sĩ. Nếu ở tuyến cơ sở cần chuyển khám tuyến chuyên khoa.
- Chú ý: nếu đau bụng nhiều có kèm theo choáng cần xử trí hồi sức tại chỗ, mời
hỗ trợ.
5.1.2. Chảy máu tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ
Nguyên nhân: thường do một số bệnh gây ra như rau tiền đạo, rau bong non
hoặc dọa đẻ non
- Rau tiền đạo: là trường hợp rau không bám vào đáy tử cung mà bám thấp
xuống đoạn dưới hoặc che phủ lỗ cổ tử cung. Trường hợp này thường ra máu vào 3
tháng cuối của thai kì. Máu ra tự nhiên, ít một, không điều trị có thể tự cầm và có tính
tái phát. Đây là trường hợp nguy hiểm. Nếu gặp ở cơ sở cần chuyển và quản lý thai
nghén tại tuyến chuyên khoa. Nếu ra máu nhiều, kèm chuyển dạ, máu chảy nhiều cần
sơ cứu tại chỗ và mời hỗ trợ tuyến trên. Chú ý không thăm âm đạo làm bong rau và
chảy máu thêm.
- Rau bong non: là trường hợp rau bong khi thai vẫn còn trong tử cung. Dấu
hiệu thường gặp là ra máu âm đạo màu đen, ít một, không đông kèm theo đau bụng.
Trường hợp nặng sờ tử cung cứng như gỗ. Sản phụ thường kèm theo dấu hiệu của tiền
sản giật như phù, tăng huyết áp hoặc có protein trong nước tiểu. Đây là bệnh cảnh
nặng, nguy hiểm cho bà mẹ và trẻ thường chết nếu không cấp cứu kịp thời.
Hướng xử trí:
+ Tuyến cơ sở:
Sơ cứu và chuyển ngay tuyến chuyên khoa có nhân viên y tế và thuốc đi kèm
+ Tuyến chuyên khoa: báo ngay bác sĩ. Chuẩn bị hồ sơ, người bệnh chuyển mổ
an toàn nếu có y lệnh.
- Dọa đẻ non: là trường hợp thai nghén phát triển bình thường có dấu hiệu đau
bụng từng cơn, ra dịch hồng âm đạo và có xu hướng thành chuyển dạ thực sự nếu
không phát hiện sớm và có chế độ chăm sóc kịp thời
Hướng xử trí: Sản phụ cần được nghỉ ngơi, càng ít vận động càng tốt. Không
căng thẳng và lo lắng. Cố gắng hạn chế tối đa những kích thích tình dục (không chỉ là
46