Page 41 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 41
Ngoài ra có thể cung cấp các thuốc khác tuỳ theo dịch tễ của từng vùng. Ví dụ
vùng có sốt rét phải cung cấp thuốc sốt rét ...
3.2.7. Giáo dục sức khoẻ
Các thai phụ cần được tư vấn về dinh dưỡng khi mang thai, vệ sinh và chế độ
lao động, sinh hoạt tình dục khi mang thai.
3.2.8. Ghi chép
Ghi chép đầy đủ các thông tin vào sổ khám thai, phiếu khám thai, bảng theo dõi
thai nghén tại cơ sở và hẹn ngày tái khám (sử dụng 4 công cụ trong quản lý thai nghén
tại cơ sở)
3.2.9. Thông báo kết quả, dặn dò thai phụ
- Thông báo kết quả khám cho thai phụ.
- Dặn dò thai phụ chăm sóc theo hướng dẫn.
- Khám thai định kỳ hoặc khám lại ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
3.3. Quản lý thai nghén
Quản lý thai nghén bao gồm hai công việc là đăng ký thai nghén và theo dõi
người có thai trong suốt quá trình thai nghén, nhằm kịp thời phát hiện các nguy cơ có
thể dẫn đến tai biến sản khoa, để có biện pháp phòng ngừa và xử trí đúng đắn.
3.3.1. Đăng ký thai nghén
Là công việc lập danh sách toàn bộ số phụ nữ có thai, tại một cơ sở do người hộ
sinh phụ trách. Muốn làm được như vậy, phải phát hiện được người có thai và càng
phát hiện sớm càng tốt. Để làm được việc phát hiện này, cần làm tốt công tác giáo dục
sức khoẻ, truyền thông, tư vấn trong cộng đồng, để người phụ nữ khi chậm kinh, hoặc
nghi ngờ có thai là đến với cán bộ y tế. Mặt khác, phải xây dựng một mạng lưới y tế
thôn, bản và cộng tác viên hoạt động trong cộng đồng, để giúp người hộ sinh công tác
tại cơ sở nắm bắt tình hình kịp thời nhất.
3.3.2. Công cụ quản lý thai nghén tại tuyến y tế cơ sở
Để quản lý được thai nghén tại cơ sở, cần có 4 công cụ để quản lý thai sau đây:
- Sổ đăng ký đồng thời là sổ khám thai.
- Phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khoẻ bà mẹ tại nhà (nếu có).
- Ngăn kéo để lưu phiếu khám hoặc phiếu hẹn.
- Bảng theo dõi quản lý thai tại cơ sở.
40