Page 38 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 38
Streptococcus nhóm B (35-37 tuần), chuẩn bị cho mẹ nhập viện, chuyển dạ.
3.2. Các bước khám thai
Theo hướng dẫnquốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, do Bộ y tế
ban hành năm 2009 đã qui định rõ khi khám thai cần thực hành đầy đủ 9 bước như
sau:
1. Hỏi.
2. Khám toàn thân (toàn trạng).
3. Khám sản khoa.
4. Xét nghiệm cần thiết (nước tiểu, máu).
5. Tiêm hoặc hướng dẫn tiêm phòng uốn ván.
6. Giáo dục sức khoẻ (truyền thông - tư vấn).
7. Cung cấp thuốc thiết yếu (phòng thiếu máu, sốt rét, bướu cổ).
8. Ghi chép sổ sách và phiếu khám.
9. Kết luận và đề xuất phương hướng xử trí.
3.2.1. Hỏi
Thu thập thông tin về tiền sử nội khoa, tiền sử sản khoa bao gồm:
- Tên, tuổi, chiều cao, cân nặng.
- Tiền sử nội khoa gồm các bệnh nặng, các can thiệp/phẫu thuật trước đó, các
bệnh lý hiện tại, như đái tháo đường, tăng huyết áp, hen phế quản, nhiễm trùng mạn
tính.
- Bệnh gia đình bên ngoại hay bên nội: tiền sử gia đình về các bệnh lý nội khoa,
bệnh di truyền, các dị tật bẩm sinh, và mang thai nhiều lần.
- Bệnh trẻ em như bại liệt, ho gà, sởi.
- Tiền sử xã hội bao gồm điều kiện sống, công việc, tình trạng hôn nhân, số con,
sử dụng các chất gây nghiện (thuốc lá, rượu, các thuốc kích thích khác), mới đi ra
nước ngoài, hoặc đến những nơi có nguy cơ bệnh lý đã biết và phơi nhiễm với các yếu
tố gây bệnh trong môi trường thông qua vật nuôi hoặc các cơ sở chăn nuôi bao gồm cả
gia cầm.
- Các thuốc hiện đang dùng kể cả thuốc theo đơn của bác sỹ cũng như những
thuốc tự sử dụng không theo đơn hoặc thuốc nam.
- Dị ứng với thuốc, thức ăn, nhựa cao su, và các yếu tố môi trường khác.
- Tiền sử sản khoa trước đây – mổ đẻ, rau bám thấp, chảy máu sau đẻ.
37