Page 39 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 39
- Xem xét lại các hệ cơ quan có liên quan đến thai nghén: buồn nôn, nôn, đau
bụng, táo bón, đau đầu, các cơn thoáng ngất, ra máu hay ra dịch âm đạo, đái buốt hoặc
đái nhiều lần, phù, giãn tĩnh mạch ngoại vi, và trĩ.
3.2.2. Khám toàn thân
- Đánh giá tinh thần
- Đo huyết áp
- Kiểm tra mạch, thân nhiệt
- Đo chiều cao, cân nặng bà mẹ. Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) cho bà mẹ trong
lần khám thai đầu để tư vấn dinh dưỡng và sự tăng cân trong suốt thai kì.
- Kiểm tra da, niêm mạc phát hiện phù, thiếu máu, xuất huyết
3.2.3. Khám sản khoa
- Nhìn bụng đánh giá sẹo mổ cũ, hình dáng tử cung và các bất thường khác ở
bụng cũng như đáy chậu tầng sinh môn (sẹo búi giãn tĩnh mạch...)
- Sờ bụng đánh giá tư thế thai nhi trong tử cung theo 4 bước của Leopold
Hình 2.7.Bốn bước khám của Leopold
(https://sanphukhoavn.wordpress.com/2016/01/19/79/)
+ Bước 1: Xác định chiều cao đáy tử cung,sờ vùng đáy tử cung bằng 2 tay để
xác định kích thước, độ chắc, hình dạng và độ di động của thai, xác định bộ phận nào
của thai nằm ở vùng đáy.
+ Bước 2: Xác định thế nằm: thế nằm của thai là vị trí của cột sống của thai so
với cột sống của mẹ, và được mô tả là nằm dọc, chéo hay ngang. Người CBYT xác
định vị trí lưng thai.
+ Bước 3: Thao tác Pawlick: để xác định ngôi tức là phần nào của thai nằm trên
đường vào khung chậu.
+ Bước 4: Thao tác phát hiện vị trí chỏm đầu
38